Contents
Chào mừng bạn đến với Fx Studio. Chúng ta lại tiếp tục phiêu lưu với SwiftUI trong series SwiftUI Notes. Chủ đề bài viết này là về Observation & cách sử dụng tham chiếu trong The single source of truth. Đây cũng là bài viết trong phần State & Data Flow trong SwiftUI.
Nếu bạn chưa tìm hiểu về The single source of truth thì có thể tham khảo link dưới đây:
Còn nếu mọi việc đã ổn rồi, thì …
Bắt đầu thôi!
Chuẩn bị
Về mặt tool và version, các bạn tham khảo như sau:
-
- SwiftUI 2.0
- Xcode 12
Về mặt kiến thức, bạn cần biết trước các kiến thức cơ bản với SwiftUI & SwiftUI App. Tham khảo các bài viết sau, nếu bạn chưa đọc qua SwiftUI:
(Mặc định, mình xem như bạn đã biết về cách tạo project với SwiftUI & SwiftUI App rồi.)
Về mặt demo, bạn chỉ cần thực hiện demo trên các SwiftUI View đơn giản, Vì trong phần này, chúng ta chỉ tập trung và dữ liệu & những thứ dữ liệu ảnh hưởng tới dữ liệu mà thôi.
(Hoặc bạn có thể checkout project demo tại đây.)
Kiểu dữ liệu phức tạp
Chúng ta đã tìm hiểu khá là nhiều về State & The single source of truth rồi. Có thể bạn suy nghĩ rằng:
- Ta có
@State
để tạo ra một nguồn lưu trữ và dữ liệu có thể biến đổi được @Binding
để tạo cầu nối cho việc truyền dữ liệu qua các View khác nhau, mà vẫn đảm bảo được cập nhật giá trị tốt- Các View đều phản ứng với trạng thái dữ liệu để tự cập nhật lại việc hiển thị
Bạn thử suy nghĩ như vậy đã đủ chưa, để bạn có thể tự tin cày nát SwiftUI?
Vấn đề về cấu trúc dữ liệu
Bạn hãy xem qua ví dụ như sau:
struct View5: View { @State var name = "An amazing post!" @State var description = "Lorem Ipsum is simply dummy text ...." @State var likeCount = 999999 @State var commentCount = 999999 var body: some View { VStack { Image(systemName: "photo.fill") .resizable() .foregroundColor(Color.blue) .frame(height: 200.0) Text(name) .font(.title) Divider() Text(description) Divider() HStack { Button(action: { // ahihi }, label: { Label( title: { Text("\(likeCount)") }, icon: { Image(systemName: "hand.thumbsup.fill") }) }) Button(action: { // ahihi }, label: { Label( title: { Text("\(commentCount)")}, icon: { Image(systemName: "text.bubble.fill") }) }) Button(action: { // ahihi }, label: { Label( title: { Text("Share") }, icon: { Image(systemName: "arrowshape.turn.up.right.fill") }) }) }.padding() } .padding() } }
(Kết quả build như trên.)
Đây là một view cực kì bình thường. Bạn hãy quan sát các biến @State
. Chúng ta dùng tới 4 biến State để lưu trữ các trạng thái dữ liệu của View. Và nếu như View của chúng ta phức tạp lên, thì giải phải liệt kê khai báo như thế nào sẽ không thực sự ổn cho lắm.
Do đó, vấn đề của bạn sẽ gặp trong thực tế lập trình là cần phải có cấu trúc dữ liệu phù hợp với yêu cầu của dự án. Các cấu trúc này đôi khi sẽ phức tạp hơn nhiều. Ngoài ra, chúng còn phải mang tính kế thừa hay kết hợp với nhau.
Vì vậy, bạn sẽ phải suy nghĩ các để tạo được các đối tượng State cho các cấu trúc dữ liệu phức tạp như là struct
& class
.
Vấn đề với tham trị
Vấn đề trong thực tế, khi phát triển một dự án bằng với SwiftUI hay các ngôn ngữ khác thì không đơn giản như bạn nghĩ.
Model của bạn cần có những cấp trúc phức tạp hơn. Các lựa chọn sẽ là struct
hay class
. Và nó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh bạn sử dụng. Ngoài ra, bạn cần có sự kế thừa, điều này giúp bạn tránh đi việc dư thừa code quá nhiều.
Đôi lúc bạn chỉ cần một số thuộc tính (properties) của một đối tượng Model có thể mang được các tính chất như của một Binding và một State. Và thuộc tính đó sẽ ảnh hưởng tới giao diện. Còn với Class là một câu chuyện dài. Ahuhu!
Theo bài trước, kiểu dữ liệu Struct sẽ đảm bảo được một phần dữ liệu của một đối tượng mà nó tạo ra. Bạn có thể tham khảo tại đây.
Tại sao bạn không dùng Struct ở đây:
- Vì Struct là một kiểu tham trị. Mỗi khi bạn muốn bạn muốn gán nó cho 1 cái gì đó, thì nó sẽ copy và tạo ra một đối tượng mới.
- Thay đổi 1 phần dữ liệu thì cũng phải tạo mới toàn bộ đối tượng mới
Nó làm giảm hiệu suất của chương trình của bạn đi rất nhiều. Gây khó khăn khi quản lý các dữ liệu tập trung.
Giải pháp với tham chiếu
Sẽ có cần một giải pháp đưa ra để có thể dung hoà các yêu cầu trên và giải quyết được các vấn đề của bạn sẽ gặp khi phát triển dự án trong thực tế.
Bạn cần:
- Một kiểu dữ liệu tham chiếu. Class là đề xuất duy nhất.
- Cho phép lựa chọn được các thuộc tính (properties) nào sẽ là
trigger
để cho UI tự động cập nhật
Do đó, bạn cần phải thiết kế lại các class của bạn với vài yêu cầu cơ bản sau:
- Biến một class bình thường thành một Observable Class. Giúp cho bên ngoài có thể lắng nghe giá trị phát ra từ đối tưởng của nó.
- Thể hiện của class sẽ giống như một Publisher
- Khi các thuộc tính thay đổi thì sẽ lợi dụng được tính chất
objectWillChange
mà dùng để xử lý các UI hay logic của chương trình - Quan trong nhất là không thay đổi quá nhiều các class hiện tại mà ban đang sử dụng.
Thiết kế
ObservableObject Protocol
Chúng ta sẽ bắt tay vào việc thực hiện thiết kế một class như trên. Chúng ta có ObservableObject Protocol đến từ thư viện Combine của Apple. Nó có thể giúp bạn hiện thực hoá thiết kế.
Bạn chỉ cần implement thêm Protocol trên cho class của bạn là được. Xem ví dụ nha:
class Movie: ObservableObject { // .... }
Hoặc bạn có thể mở rộng class bằng cách implement Protocol đó
extension Movie: ObservableObject { // .... }
Lúc này, các thể hiện của class sẽ giống như là một Publisher. Còn được khuyến mãi thêm một thuộc tính là objectWillChange
. Nó sẽ phát ra một giá trị khi đối tượng có sự thay đổi.
Quan trọng nhất là bạn không cần phải thêm gì hay thay đổi gì quá lớn cho các class hiện tại bạn đang sử dụng.
@Published
Chúng ta sẽ sử dụng Property Wrapper @Published
để giúp cho việc Binding từng phần (properties) của đối tượng ObservableObject class.
Property Wrapper là gì thì hãy tham khảo ở đây nha.
Chúng sẽ tự động phát đi các giá trị khi thuộc tính đó có sự thay đổi. Từ đó làm tiền dề cho việc giúp các UI tự động cập nhật lại giao diện khi ràng buộc dữ liệu với các thuộc tính của đối tượng.
Xem ví dụ nha:
class Movie: ObservableObject, Identifiable { var id = UUID() @Published var name: String @Published var watched: Bool init(name: String, watched: Bool = false) { self.name = name self.watched = watched } }
Bạn sẽ thấy, ta sử dụng Property Wrapper cho 2 thuộc tính name
& watched
của class Movie.
Tóm tắt cho @Published
như sau:
- Sẽ áp dụng cho các thuộc tính với các kiểu dữ liệu cơ bản hoặc các class cũng có implement ObservableObject Protocol
- Tránh việc làm dụng nó quá nhiều trong class của bạn
- Nó như là một The Single source of truth trong class vậy. Khi bạn có thể ràng buộc với nhiều View hay nhiều đối tượng ở bên ngoài. Vẫn đảm bảo được tính toàn vẹn dữ liệu là duy nhất.
- Bạn có thể Binding 2 chiều tới thuộc tính này
- Là trigger cho việc cập nhập giao diện
Sử dụng
Cuối cùng sẽ là việc áp dụng nó vào SwiftUI và xem nó sẽ dùng như thế nào trong lý thuyết The single source of truth.
The single source of truth
Ở bài trước, ta đã biết với khai báo @State
sẽ biến một thuộc tính thành một nguồn sự thật chân lý. Đảm bảo việc toàn vẹn dữ liệu là duy nhất cho View của nó. Lúc đó, nó được gọi tên là The single source of truth. Và ta cũng đã biết thì @State
sẽ áp dụng có cách kiểu dữ liệu cơ bản và tham trị.
Với kiểu dữ liệu tham chiếu, chúng ta sẽ sử dụng một Property Wrapper mới. Đó là @StateObject
. Bạn xem qua ví nha:
struct MyMoviesView: View { @StateObject var movies = Movies() var body: some View { VStack { Text("My Movies") .italic() .bold() .font(.title) ForEach(movies.list) { movie in MovieView(movie: movie) } }.padding() } }
Tương tự như với @State
, @StateObject
sẽ dùng để khai báo các thuộc tính với kiểu dữ liệu là tham chiếu và kiểu dữ liệu đó phải đảm bảo với ObservableObject Protocol. Lúc này, thuộc tính đó sẽ là một nguồn sự thật chân lý.
- Dữ liệu sẽ được lưu tại một nơi
- Các View sẽ ràng buộc nó để hiển thị giá trị
- Khi có sự thay đổi về giá trị thì các View sẽ tự động cập nhật
Ta xem qua thiết kế của class Movies là như thế nào:
class Movies: ObservableObject { @Published var list: [Movie] init() { list = Movie.myMovies() } }
Vẫn phải đảm bảo về implement ObservableObject Protocol và các khai báo @Published. Còn lại cách sử dụng thì giống như với @State.
@ObservedObject
Sau khi, bạn đã có một nguồn chân lý sự thật. Tiếp theo, bạn cần tuyền dữ liệu hoặc ràng buộc với các View bên ngoài hay các View con của nó.
Tại ví dụ MyMoviesView bạn thấy là chúng ta có một danh sách với mỗi View con của List là MovieView. Đó là nơi chúng ta sẽ truyền một phần dữ liệu sang. Và cách sử dụng này cũng tương tự với @Binding
cho các thuộc tính @State
.
Ta sẽ có một Property Wrapper mới là @ObservedObject
. Bạn cần phải nhớ rõ nha, vì 2 từ này dễ gây nhầm lẫn.
- Observable là nguồn phát dữ liệu
- Observer lắng nghe Observable
Bạn tham khảo ví dụ cho View MovieView như sau:
struct MovieView: View { @ObservedObject var movie: Movie var body: some View { HStack { Text(movie.name) .font(.body) .fontWeight(.bold) Spacer() Toggle(isOn: $movie.watched, label: { EmptyView() }) }.padding() } }
Chúng ta cũng vẫn sử dụng các tiền tố $
để tạo một liên kết 2 chiều. Giúp cho việc cập nhật giá trị từ các UI Control.
Trong ví dụ ở trên nè:
Toggle(isOn: $movie.watched, label: { //... }
Nó cũng tương tự như với @Binding. Bạn cũng không cần quá lo lắng. Hãy build lại project và cảm nhận.
Tạm kết
- Việc cần thiết phải dùng các kiểu dữ liệu phức tạp
- Thiết kế class với ObservableObject Protocol
- Tuân thủ các nguyên tắc của The single source of truth với kiểu dữ liệu tham chiếu
Okay! Tới đây, mình xin kết thúc bài viết về Observation trong SwiftUI. Và nếu có gì thắc mắc hay góp ý cho mình thì bạn có thể để lại bình luận hoặc gởi email theo trang Contact.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Related Posts:
Written by chuotfx
Hãy ngồi xuống, uống miếng bánh và ăn miếng trà. Chúng ta cùng nhau đàm đạo về đời, về code nhóe!
Leave a Reply Cancel reply
Fan page
Tags
Recent Posts
- Complete Concurrency với Swift 6
- 300 Bài code thiếu nhi bằng Python – Ebook
- Builder Pattern trong 10 phút
- Observer Pattern trong 10 phút
- Memento Pattern trong 10 phút
- Strategy Pattern trong 10 phút
- Automatic Reference Counting (ARC) trong 10 phút
- Autoresizing Masks trong 10 phút
- Regular Expression (Regex) trong Swift
- Lập trình hướng giao thức (POP) với Swift
You may also like:
Archives
- July 2024 (1)
- June 2024 (1)
- May 2024 (4)
- April 2024 (2)
- March 2024 (5)
- January 2024 (4)
- February 2023 (1)
- January 2023 (2)
- November 2022 (2)
- October 2022 (1)
- September 2022 (5)
- August 2022 (6)
- July 2022 (7)
- June 2022 (8)
- May 2022 (5)
- April 2022 (1)
- March 2022 (3)
- February 2022 (5)
- January 2022 (4)
- December 2021 (6)
- November 2021 (8)
- October 2021 (8)
- September 2021 (8)
- August 2021 (8)
- July 2021 (9)
- June 2021 (8)
- May 2021 (7)
- April 2021 (11)
- March 2021 (12)
- February 2021 (3)
- January 2021 (3)
- December 2020 (3)
- November 2020 (9)
- October 2020 (7)
- September 2020 (17)
- August 2020 (1)
- July 2020 (3)
- June 2020 (1)
- May 2020 (2)
- April 2020 (3)
- March 2020 (20)
- February 2020 (5)
- January 2020 (2)
- December 2019 (12)
- November 2019 (12)
- October 2019 (19)
- September 2019 (17)
- August 2019 (10)