Contents
Chào bạn,
Chúng ta lại tiếp tục series Combine từ Fx Studio. Nếu bạn là người theo dõi các bài viết của series Combine ngay từ đầu. Thì cũng trải qua kha khá lượng kiến thức rồi. Bài này sẽ tiếp tục với các toán tử.
Và phần này thì không còn thao tác đơn giản nữa. Phải xử lý đa luồng và life-time khác nhau. Các toán tử trong phần này sẽ giúp bạn thực hiện các việc đó. Tính ra sẽ là khá hữu dụng khi môi trường thao tác trên app là bất đồng bộ. Các toán tử lần này thuộc nhóm Time Manipulation Operators.
Còn bây giờ thì …
Bắt đầu thôi!
Chuẩn bị
- Xcode 11
- Swift 5.1
- Playground
Trước tiên thì xin định nghĩa đơn giản nhất cho nhóm Operator này.
Luồng dữ liệu bất động bộ thì chúng ta không thể nắm được lúc nào nhận được giá trị. Nên các toán tử của nhóm này sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc nhận lấy các giá trị đó.
Vì các ví dụ demo code mô tả cho các Operator trong nhóm này sẽ là bất động bộ. Nên bạn sẽ phải dùng thêm các DispatchQueue để thực thi các lệnh send
hay subscribe
…
1. Delay
Toán tử delay
sẽ tạo ra 1 publisher mới từ 1 publisher gốc. Cơ chế hoạt động rất đơn giản, khi publisher gốc phát đi 1 giá trị, thì sau khoảng thời gian cài đặt thì publisher delay sẽ phát cùng giá trị đó đi.
var subscriptions = Set<AnyCancellable>() let valuesPerSecond = 1.0 let delayInSeconds = 2.0 let sourcePublisher = PassthroughSubject<Date, Never>() let delayedPublisher = sourcePublisher.delay(for: .seconds(delayInSeconds), scheduler: DispatchQueue.main) //subscription sourcePublisher .sink(receiveCompletion: { print("Source complete: ", $0) }) { print("Source: ", $0)} .store(in: &subscriptions) delayedPublisher .sink(receiveCompletion: { print("Delay complete: \($0) - \(Date()) ") }) { print("Delay: \($0) - \(Date()) ")} .store(in: &subscriptions) //emit values by timer DispatchQueue.main.async { Timer.scheduledTimer(withTimeInterval: 1.0, repeats: true) { _ in sourcePublisher.send(Date()) } }
Giải thích:
sourcePublisher
là 1 subjectdelayPublisher
được tạo ra nhờ toán tửdelay
của publisher trên- Tiến hành subscription và cứ mỗi giây cho
sourcePublisher
phát đi - Thì sau 1 khoảng thời gian được cài đặt trên thì
delayPublisher
sẽ phát tiếp
Kết quả chạy chương trình như sau:
Source: 2020-03-02 08:37:26 +0000 Source: 2020-03-02 08:37:27 +0000 Source: 2020-03-02 08:37:28 +0000 Delay: 2020-03-02 08:37:26 +0000 - 2020-03-02 08:37:28 +0000 Source: 2020-03-02 08:37:29 +0000 Delay: 2020-03-02 08:37:27 +0000 - 2020-03-02 08:37:29 +0000 Source: 2020-03-02 08:37:30 +0000 Delay: 2020-03-02 08:37:28 +0000 - 2020-03-02 08:37:30 +0000 Source: 2020-03-02 08:37:31 +0000 Delay: 2020-03-02 08:37:29 +0000 - 2020-03-02 08:37:31 +0000 Source: 2020-03-02 08:37:32 +0000 Delay: 2020-03-02 08:37:30 +0000 - 2020-03-02 08:37:32 +0000 Source: 2020-03-02 08:37:33 +0000 Delay: 2020-03-02 08:37:31 +0000 - 2020-03-02 08:37:33 +0000 Source: 2020-03-02 08:37:34 +0000 Delay: 2020-03-02 08:37:32 +0000 - 2020-03-02 08:37:34 +0000 Source: 2020-03-02 08:37:35 +0000 Delay: 2020-03-02 08:37:33 +0000 - 2020-03-02 08:37:35 +0000 ...
Chú ý:
Toán tử này sẽ ra 1 Publisher mới. Publisher đó sẽ phát lại giá trị của Publisher gốc sau 1 khoảng thời gian. Chứ không phải delay thời gian phát của Publisher gốc.
2. Collecting values
Cái tên của nó chắc cũng ít nhiều đoán được ý nghĩa rồi phải không nào. Thử xem qua đoạn code sau:
var subscriptions = Set<AnyCancellable>() let valuesPerSecond = 1.0 let collectTimeStride = 4 let sourcePublisher = PassthroughSubject<Int, Never>() let collectedPublisher = sourcePublisher .collect(.byTime(DispatchQueue.main, .seconds(collectTimeStride))) .flatMap { dates in dates.publisher } //subscription sourcePublisher .sink(receiveCompletion: { print("\(Date()) - 🔵 complete: ", $0) }) { print("\(Date()) - 🔵: ", $0)} .store(in: &subscriptions) collectedPublisher .sink(receiveCompletion: { print("\(Date()) - 🔴 complete: \($0)") }) { print("\(Date()) - 🔴: \($0)")} .store(in: &subscriptions) DispatchQueue.main.async { sourcePublisher.send(0) var count = 1 Timer.scheduledTimer(withTimeInterval: 1.0 / valuesPerSecond, repeats: true) { _ in sourcePublisher.send(count) count += 1 } }
Trước tiên thì ta xem kết quả chạy chương trình:
2020-03-02 08:49:01 +0000 - 🔵: 0 2020-03-02 08:49:02 +0000 - 🔵: 1 2020-03-02 08:49:03 +0000 - 🔵: 2 2020-03-02 08:49:04 +0000 - 🔵: 3 2020-03-02 08:49:05 +0000 - 🔴: 0 2020-03-02 08:49:05 +0000 - 🔴: 1 2020-03-02 08:49:05 +0000 - 🔴: 2 2020-03-02 08:49:05 +0000 - 🔴: 3 2020-03-02 08:49:05 +0000 - 🔵: 4 2020-03-02 08:49:06 +0000 - 🔵: 5 2020-03-02 08:49:07 +0000 - 🔵: 6 2020-03-02 08:49:08 +0000 - 🔵: 7 2020-03-02 08:49:09 +0000 - 🔴: 4 2020-03-02 08:49:09 +0000 - 🔴: 5 2020-03-02 08:49:09 +0000 - 🔴: 6 2020-03-02 08:49:09 +0000 - 🔴: 7 2020-03-02 08:49:09 +0000 - 🔵: 8 2020-03-02 08:49:10 +0000 - 🔵: 9 ...
Ta theo dõi đoạn code trên để hiểu về toán tử collect
- Tạo 1 publisher từ 1 PassthroughSubject với Output là Int
- Tạo tiếp 1 publisher nữa từ publisher trên với toán tử
collect
- Tiến hành subscription 2 publisher để xem giá trị sau mỗi lần nhận được
- Cho vào vòng lặp vô tận để quan sát kết quả
Ta thấy
- Nếu không có
flatMap
thì cứ sau 1 khoản thời gian được cài đặtcollectTimeStride
thì các giá trị sẽ được thu thập. Và kiểu giá trị của nó là một Array - Sử dụng
flatMap
để biến đổi chúng cho dễ nhìn hơn
Bỏ flatMap
thì kết quả in ra trông như thế này:
2020-03-02 08:53:30 +0000 - 🔵: 0 2020-03-02 08:53:31 +0000 - 🔵: 1 2020-03-02 08:53:32 +0000 - 🔵: 2 2020-03-02 08:53:33 +0000 - 🔵: 3 2020-03-02 08:53:34 +0000 - 🔴: [0, 1, 2, 3] 2020-03-02 08:53:34 +0000 - 🔵: 4 2020-03-02 08:53:35 +0000 - 🔵: 5 2020-03-02 08:53:36 +0000 - 🔵: 6 2020-03-02 08:53:37 +0000 - 🔵: 7 2020-03-02 08:53:38 +0000 - 🔴: [4, 5, 6, 7] 2020-03-02 08:53:38 +0000 - 🔵: 8 2020-03-02 08:53:39 +0000 - 🔵: 9 2020-03-02 08:53:40 +0000 - 🔵: 10 2020-03-02 08:53:41 +0000 - 🔵: 11 2020-03-02 08:53:42 +0000 - 🔴: [8, 9, 10, 11] 2020-03-02 08:53:42 +0000 - 🔵: 12 ...
Chúng ta tiếp tục nâng cấp thêm cho toán tử collect
để tăng cường khả năng thu thập giá trị.
let collectedPublisher2 = sourcePublisher
.collect(.byTimeOrCount(DispatchQueue.main, .seconds(collectTimeStride), collectMaxCount))
.flatMap { dates in dates.publisher }
Ta chú ý điểm byTimeOrCount
, có nghĩa là:
- Nếu đủ số lượng thu thập theo
collectMaxCount
–> thì sẽ bắn giá trị đi - Nếu chưa đủ giá trị mà tới thời gian thu thập
collectTimeStride
thì vẫn gom hàng và bắn
Khá là hay và linh hoạt trong thời buổi kinh thế khó khăn hiện nay.
3. Hodling off on events
Bài toán hay gặp trong ứng dụng là search. Thường sẽ là gõ tới đâu thì search tới đó. Nhưng đôi khi chờ 1 chút thời gian để xem ý đồ của người dùng là dừng lại hay gõ tiếp. Nếu họ gõ tiếp, thì việc search các từ khoá chưa hoàn thành giống như bạn đêm lòng đi crush 1 cô gái, mà cô ta chẵn hết biết tới.
Oke, chúng ta sẽ gỡ rối phần này với các toán tử sau:
3.1. debounce
Toán tử này cũng khá vui, nó có một số đặc điểm sau:
- Publisher sử dụng nó thì sẽ tạo ra 1 Publisher mới
- Với gian được gán vào
- Khi đủ thời gian thì Publisher mới này sẽ phát ra giá trị, với gián trị là giá trị mới nhất của Publisher gốc
Ta xem ví dụ code sau:
- Trước tiên bổ sung thêm 1 function để in thời gian cho dễ nhìn hơn
func printDate() -> String { let formatter = DateFormatter() formatter.dateFormat = "HH:mm:ss.S" return formatter.string(from: Date()) }
- Quẩy thôi
//data let typingHelloWorld: [(TimeInterval, String)] = [ (0.0, "H"), (0.1, "He"), (0.2, "Hel"), (0.3, "Hell"), (0.5, "Hello"), (0.6, "Hello "), (2.0, "Hello W"), (2.1, "Hello Wo"), (2.2, "Hello Wor"), (2.4, "Hello Worl"), (2.5, "Hello World") ] //subject let subject = PassthroughSubject<String, Never>() //debounce publisher let debounced = subject .debounce(for: .seconds(1.0), scheduler: DispatchQueue.main) .share() //subscription subject .sink { string in print("\(printDate()) - 🔵 : \(string)") } .store(in: &subscriptions) debounced .sink { string in print("\(printDate()) - 🔴 : \(string)") } .store(in: &subscriptions) //loop let now = DispatchTime.now() for item in typingHelloWorld { DispatchQueue.main.asyncAfter(deadline: now + item.0) { subject.send(item.1) } }
Giải thích:
typingHelloWorld
là để giả lập việc gõ bàn phím với kiểu dữ liệu là Array Typle gồm- Thời gian gõ
- Ký tự gõ
- Tạo
subject
với Output là String - Tạo tiếp
debounce
với time là1.0
-> nghĩa là cứ sau 1 giây, nếu subject không biến động gì thì sẽ phát giá trị đi - hàm
share()
để đảm bảo tính đồng nhất khi có nhiều subcriber subscribe tới nó - Phần subscription để xem kết quả
For
và hẹn giờ lần lượt theo dữ liệu giả lập đểsubject
gởi giá trị đi.
Xem kết quả chạy chương trình:
15:59:39.0 - 🔵 : H 15:59:39.1 - 🔵 : He 15:59:39.2 - 🔵 : Hel 15:59:39.4 - 🔵 : Hell 15:59:39.6 - 🔵 : Hello 15:59:39.7 - 🔵 : Hello 15:59:40.7 - 🔴 : Hello 15:59:41.2 - 🔵 : Hello W 15:59:41.2 - 🔵 : Hello Wo 15:59:41.2 - 🔵 : Hello Wor 15:59:41.7 - 🔵 : Hello Worl 15:59:41.7 - 🔵 : Hello World 15:59:42.7 - 🔴 : Hello World
3.2. throttle
Toán tử điều tiết này cũng khá thú vị. Ta xem qua các đặc trưng của nó:
- Cũng từ 1 publisher khác tạo ra, thông qua việc thực thi toán tử
throttle
- Cài đặt thêm giá trị thời gian điều tiết
- Trong khoảng thời gian điều tiết này, thì nó sẽ nhận và phát giá trị đầu tiên hay mới nhất nhận được từ publisher gốc (dựa theo tham số
latest
quyết định)
Xem đoạn code ví dụ sau:
//data let typingHelloWorld: [(TimeInterval, String)] = [ (0.0, "H"), (0.1, "He"), (0.2, "Hel"), (0.3, "Hell"), (0.5, "Hello"), (0.6, "Hello "), (2.0, "Hello W"), (2.1, "Hello Wo"), (2.2, "Hello Wor"), (2.4, "Hello Worl"), (2.5, "Hello World") ] //subject let subject = PassthroughSubject<String, Never>() //debounce publisher let throttle = subject .throttle(for: .seconds(1.0), scheduler: DispatchQueue.main, latest: true) .share() //subscription subject .sink { string in print("\(printDate()) - 🔵 : \(string)") } .store(in: &subscriptions) throttle .sink { string in print("\(printDate()) - 🔴 : \(string)") } .store(in: &subscriptions) //loop let now = DispatchTime.now() for item in typingHelloWorld { DispatchQueue.main.asyncAfter(deadline: now + item.0) { subject.send(item.1) } }
Giải thích:
- Ở giây thứ
0.0
thì chưa có gì mới từsubject
vàthrottle
bắt đầu sau1.0
giây - Tới thời điểm
1.0
thì có dữ liệu làHello
vì nó đc phát đi bởisubject
ở0.6
- Nhưng tới
2.
0 thì vẫn không có gì mới đểthrottle
phát đi vìsubject
lúc đó mới phát Hello cách - Tới thời điểm
3.0
thìsubject
đã có Hello world ở2.5
rồi, nênthrottle
sẽ phát được
Xem kết quả chạy chương trình:
16:04:51.8 - 🔵 : H 16:04:51.9 - 🔵 : He 16:04:52.0 - 🔵 : Hel 16:04:52.1 - 🔵 : Hell 16:04:52.3 - 🔵 : Hello 16:04:52.4 - 🔵 : Hello 16:04:52.8 - 🔴 : Hello 16:04:53.8 - 🔵 : Hello W 16:04:54.1 - 🔵 : Hello Wo 16:04:54.1 - 🔵 : Hello Wor 16:04:54.4 - 🔵 : Hello Worl 16:04:54.4 - 🔵 : Hello World 16:04:54.8 - 🔴 : Hello World
Tóm tắt nhanh 2 em này:
debounce
lúc nào source ngừng một khoảng thời gian theo cài đặt, thì sẽ phát đi giá trị mới nhấtthrottle
không quan tâm soucer dừng lại lúc nào, miễn tới thời gian điều tiết thì sẽ lấy giá trị (mới nhất hoặc đầu tiên trong khoảng thời gian điều tiết) để phát đi. Nếu không có chi thì sẽ âm thầm skip
4. Timing out
Toán tử này rất chi là dễ hiểu, bạn cần set
cho nó 1 thời gian. Nếu quá thời gian đó mà publisher gốc không có phát bất cứ gì ra thì publisher timeout sẽ tự động kết thúc.
Còn nếu có giá trị gì mới được phát trong thời gian timeout thì sẽ tính lại từ đầu.
Xem đoạn code sau:
let subject = PassthroughSubject<Void, Never>() let timeoutSubject = subject.timeout(.seconds(5), scheduler: DispatchQueue.main) subject .sink(receiveCompletion: { print("\(printDate()) - 🔵 completion: ", $0) }) { print("\(printDate()) - 🔵 : event")} .store(in: &subscriptions) timeoutSubject .sink(receiveCompletion: { print("\(printDate()) - 🔴 completion: ", $0) }) { print("\(printDate()) - 🔴 : event")} .store(in: &subscriptions) print("\(printDate()) - BEGIN") DispatchQueue.main.asyncAfter(deadline: .now() + 2) { subject.send() }
Đơn giản là build lên và xem. Tuy nhiên, nếu quá timeout thì sẽ sang completion là finished
. Cái này có vẻ sai sai. Nên ta sẽ edit lại đoạn code trên để có thể gởi về error
.
Khai báo thêm 1 enum để handler các error
enum TimeoutError: Error {
case timedOut
}
Cài đặt lại code khởi tạo của publisher timeout
let subject = PassthroughSubject<Void, TimeoutError>()
let timeoutSubject = subject
.timeout(.seconds(5), scheduler: DispatchQueue.main, customError: {.timedOut})
Mọi thứ còn lại không thay đổi gì. Run lại và xem kết quả đã đúng như dự tính chưa?
16:09:56.6 - BEGIN
16:09:58.8 - 🔵 : event
16:09:58.8 - 🔴 : event
16:10:03.9 - 🔴 completion: failure(__lldb_expr_17.TimeoutError.timedOut)
5. Measuring time
Toán tử này, đo lường thời gian khi có sự thay đổi trên publisher. Nói chung chưa thấy có ý nghĩa chi hết. Chắc ở các phần nâng cao.
Xem code ví dụ:
//data
let typingHelloWorld: [(TimeInterval, String)] = [
(0.0, "H"),
(0.1, "He"),
(0.2, "Hel"),
(0.3, "Hell"),
(0.5, "Hello"),
(0.6, "Hello "),
(2.0, "Hello W"),
(2.1, "Hello Wo"),
(2.2, "Hello Wor"),
(2.4, "Hello Worl"),
(2.5, "Hello World")
]
//subject
let subject = PassthroughSubject<String, Never>()
//measure
let measureSubject = subject.measureInterval(using: DispatchQueue.main)
let measureSubject2 = subject.measureInterval(using: RunLoop.main)
//subscription
subject
.sink { string in
print("\(printDate()) - 🔵 : \(string)")
}
.store(in: &subscriptions)
measureSubject
.sink { string in
print("\(printDate()) - 🔴 : \(string)")
}
.store(in: &subscriptions)
measureSubject2
.sink { string in
print("\(printDate()) - 🔶 : \(string)")
}
.store(in: &subscriptions)
//loop
let now = DispatchTime.now()
for item in typingHelloWorld {
DispatchQueue.main.asyncAfter(deadline: now + item.0) {
subject.send(item.1)
}
}
Giải thích:
subject
là 1 publisher với Output là String- Tạo tiếp 2 publisher với toán tử
measureInterval
. Khác nhau ở- Trên main queue: thời gian thật với đơn vị thời gian là nano giây
- Runloop trên main : thời gian trên main thread với đơn vị thời gian là giây
- Tiến hành subscription các publisher
- Loop để
subject
phát ra các giái trị
Kết quả chạy chương trình như sau:
16:15:16.9 - 🔵 : H
16:15:16.9 - 🔴 : Stride(magnitude: 14150674)
16:15:16.9 - 🔶 : Stride(magnitude: 0.013264894485473633)
16:15:17.0 - 🔵 : He
16:15:17.0 - 🔴 : Stride(magnitude: 92261574)
16:15:17.0 - 🔶 : Stride(magnitude: 0.09206008911132812)
16:15:17.1 - 🔵 : Hel
16:15:17.1 - 🔴 : Stride(magnitude: 99538358)
16:15:17.1 - 🔶 : Stride(magnitude: 0.0997239351272583)
16:15:17.2 - 🔵 : Hell
16:15:17.2 - 🔴 : Stride(magnitude: 119046120)
16:15:17.2 - 🔶 : Stride(magnitude: 0.11890506744384766)
16:15:17.4 - 🔵 : Hello
16:15:17.4 - 🔴 : Stride(magnitude: 217532048)
16:15:17.4 - 🔶 : Stride(magnitude: 0.2176969051361084)
16:15:17.5 - 🔵 : Hello
16:15:17.5 - 🔴 : Stride(magnitude: 115862662)
16:15:17.5 - 🔶 : Stride(magnitude: 0.11581504344940186)
16:15:19.1 - 🔵 : Hello W
16:15:19.1 - 🔴 : Stride(magnitude: 1533730594)
16:15:19.1 - 🔶 : Stride(magnitude: 1.5338540077209473)
16:15:19.1 - 🔵 : Hello Wo
16:15:19.1 - 🔴 : Stride(magnitude: 2019553)
16:15:19.1 - 🔶 : Stride(magnitude: 0.0020079612731933594)
16:15:19.3 - 🔵 : Hello Wor
16:15:19.3 - 🔴 : Stride(magnitude: 215367307)
16:15:19.3 - 🔶 : Stride(magnitude: 0.21544504165649414)
16:15:19.3 - 🔵 : Hello Worl
16:15:19.3 - 🔴 : Stride(magnitude: 2165601)
16:15:19.3 - 🔶 : Stride(magnitude: 0.001994013786315918)
16:15:19.6 - 🔵 : Hello World
16:15:19.6 - 🔴 : Stride(magnitude: 330266556)
16:15:19.6 - 🔶 : Stride(magnitude: 0.33020997047424316)
Tóm tắt
delay
: cứ sau 1 khoảng thời gian thì sẽ phát lại giá trị của publisher gốccollect
: gôm các giá trị mà publisher gốc phát ra, rồi sẽ phát lại. Có 2 tiêu chí- theo thời gian chờ
- theo số lượng cần gom
debounce
: lúc nào source ngừng một khoảng thời gian theo cài đặt thì sẽ phát đi giá trị mới nhấtthrottle
không quan tâm soucer dừng lại lúc nào, miễn tới thời gian điều tiết thì sẽ lấy giá trị (mới nhất hoặc đầu tiên trong khoảng thời gian điều tiết) để phát đi. Nếu không có chi thì sẽ âm thầm skiptimeout
: hết thời gian mà không có giá trị nào được phát đi, thì auto kết thúc- Kết hợp thêm
error
để cho ngầu
- Kết hợp thêm
measureInterval
: đo thời gian của publisher phát tín hiệu hoặc có sự thay đổi nào đó
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Related Posts:
Written by chuotfx
Hãy ngồi xuống, uống miếng bánh và ăn miếng trà. Chúng ta cùng nhau đàm đạo về đời, về code nhóe!
Leave a Reply Cancel reply
Fan page
Tags
Recent Posts
- Phù thủy phiên dịch ý tưởng
- XML Delimiters – Mở khóa thế giới prompt phức tạp
- Instructions – Cung cấp hướng dẫn cho các Gen AI
- SMART – Hướng dẫn dành tạo Prompt cho người mới bắt đầu
- Nhìn lại năm 2024
- CO-STAR – Công thức vàng để viết Prompt hiệu quả cho LLM
- Prompt Engineering trong 10 phút
- Một số ví dụ sử dụng Prompt cơ bản khi làm việc với AI
- Prompt trong 10 phút
- Charles Proxy – Phần 1 : Giới thiệu, cài đặt và cấu hình
You may also like:
Archives
- January 2025 (5)
- December 2024 (4)
- September 2024 (1)
- July 2024 (1)
- June 2024 (1)
- May 2024 (4)
- April 2024 (2)
- March 2024 (5)
- January 2024 (4)
- February 2023 (1)
- January 2023 (2)
- November 2022 (2)
- October 2022 (1)
- September 2022 (5)
- August 2022 (6)
- July 2022 (7)
- June 2022 (8)
- May 2022 (5)
- April 2022 (1)
- March 2022 (3)
- February 2022 (5)
- January 2022 (4)
- December 2021 (6)
- November 2021 (8)
- October 2021 (8)
- September 2021 (8)
- August 2021 (8)
- July 2021 (9)
- June 2021 (8)
- May 2021 (7)
- April 2021 (11)
- March 2021 (12)
- February 2021 (3)
- January 2021 (3)
- December 2020 (3)
- November 2020 (9)
- October 2020 (7)
- September 2020 (17)
- August 2020 (1)
- July 2020 (3)
- June 2020 (1)
- May 2020 (2)
- April 2020 (3)
- March 2020 (20)
- February 2020 (5)
- January 2020 (2)
- December 2019 (12)
- November 2019 (12)
- October 2019 (19)
- September 2019 (17)
- August 2019 (10)