Swift Package – SwiftUI Notes #17
iOS & Swift . SwiftUI . TutorialsContents
Chào bạn đến với Fx Studio. Chúng ta lại sang phần mới trong hành trình SwiftUI với series SwiftUI Notes. Đây cũng là bài viết đầu tiên trong phần thứ tư nói về Hệ sinh thái Apple. Và chủ đề của bài viết là Swift Package.
Bạn có thể xem lại 3 phần trước của series tại đây:
Nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta cần phải làm trước khi thực hiện việc đưa một source code lên các thiết bị & nền tảng khác nhau. Đó là biến các phần dùng chung thành một thư viện duy nhất. Đảm bảo được tính thống nhất về mặt logic trong tất cả các nền tảng.
Apple cũng đã giúp bạn với Swift Package Manager. Nó cũng khá tương đồng với CocoaPod. Tuy nhiên, ta sẽ sử dụng Swift Package trong phạm vi local và lưu trữ tại máy tính. Có thể bạn sẽ thấy thích nó sau khi hoàn thành các bài trong phần mới này của series.
Và nếu như mọi việc đã ổn rồi, thì …
Bắt đầu thôi!
1. Game Demo
Thay vì cung cấp cho bạn các version OS & tools, mình sẽ trình bày phần chuẩn bị bằng một game đơn giản. Bạn có thể xem qua ở hình sau:
1.1. Game Play
Game Play thì khá là EZ Game (thậm chí mang màu sắc ngu ngốc nữa, ahihi).
- Khi nhấn
Play
Button, Game sẽ được chạy - Nhiệm vụ của bạn là
Tap
vào màn hình - Nếu con số bạn
Tap
là00
thì bạn là người chiến thắng - Ngược lại bạn sẽ thua
- Bạn có thể chơi lại khi kích vào
Play again
Game có tên là Tappy 00. Hy vọng nó giúp bạn bớt căng thẳng trong những giờ làm việc mệt mỏi.
1.2. Cấu trúc
Ta có cấu trúc thư mục của Project Game như sau:
- ContentView là một SwiftUI View. Đó là màn hình chính của game chúng ta.
struct ContentView: View { var body: some View { GameView(width: .infinity) } } struct ContentView_Previews: PreviewProvider { static var previews: some View { ContentView() } }
- GameView là View cài đặt cho Game Play. Việc xử lý logic và các trạng thái cho game được thực hiện trong cùng một file
Code khởi tạo GameView cho bất cứ màn hình nào như sau:
GameView(width: 300.0)
1.3. Game State
Đây là một thành phần quan trọng của Game. Các màn hình game như Loading, Running, GameOver … sẽ được quản lý bằng Game State. Ta có enum
khai báo các trạng thái game như sau:
enum GameState { case loading case running case gameover case winner }
Vì chúng ta đang sử dụng SwiftUI và phong cách code của ta là Declarative Programming. Nên tất cả phải được khai báo ngay từ đầu. Do đó, với một ứng dụng mà thay đổi liên tục các View để phù hợp với các trạng thái khác nhau. Thì sự lựa chọn cho việc khai báo view là
@ViewBuilder
Ta có function sau để quyết định View nào sẽ xuất hiện trọng ứng dụng.
@ViewBuilder func makeStatusView() -> some View { switch gameState { case .loading: // View for Loading case .running: // View for Running case .gameover, .winner: // View for end game } }
Vì kiểu trả về là some View
nên bạn hoàn toàn yên tâm mà sử dụng nó vào trong body
GameView.
Qua trên, mình đã trình bày cấu trúc chính của Game Demo đơn giản này rồi. Hi vọng giúp dễ hiểu hoặc giúp bạn có thể tự thiết kế một game cho riêng bạn. Và bây giờ, chúng ta sang phần chính nào.
2. Create Swift Package
Swift Packager Manager, ra mắt cùng Swift 3.0 & được giới thiệu là một công cụ giúp quản lý việc phân phối mã nguồn, giúp cho việc chia sẻ và dùng lại code được dễ dàng.
Tuy nhiên, ta sử dụng Swift Package đơn giản mà thôi. Dễ hình dung thì ta sẽ tạo ra một thư viện nhỏ. Thư viện này sẽ được import vào các project demo trong phần này.
2.1. Create
Đầu tiên, bạn hãy dùng Xcode và tạo một Swift Package trước. Lựa chọn Menu > New > Swift Package.
Tiếp tục, bạn cần điền các thông tin cần thiết như sau:
Chú ý, các phần được tô màu đỏ.
- Bạn cần phải tạo thêm một thư mục mới để lưu trữ thư viện mới này
- Bạn chọn
Add to
vàGroup
cho project demo ở trên. Giúp bạn có thể chỉnh sửa một cách nhanh chóng
Sau khi thêm thành công thì Swift Package mới đó sẽ được tự động thêm vào Project. Ta xem cấu trúc file của project lúc này sẽ như sau:
Trong đó:
Package.swift
là nới chứa định nghĩa của Swift Package và các tham số cần thiết (như target, version …)- Thư mục
Sources
chứa mã nguồn của thư viện - File
Game.swift
là file define đầu tiên của thư viện
2.2. Add files
Sang phần tiếp theo, chúng ta sẽ thêm các file mã nguồn cần thiết vào thư viện. Theo cấu trúc trên ta sẽ có thư mục Game
là nơi chứa mã nguồn của thư viện. Bạn muốn thêm file nào vào thì hãy copy chúng vào thư mục Game
đó.
Mình tiến hành kéo thả file GameView.swift
từ project demo vào Swift Package.
2.3. Config Code
Phần này rất quan trọng. Khi bạn code thường sẽ không chú ý tới các access control
trong Swift. Vì mặc định khi bạn khai báo 1 class thì mức truy cập là internal
. Điều này có nghĩa là các class/struct khác cùng module với sẽ có thể truy cập tới được và có thể kế thừa struct/class đó.
Tuy nhiên, khi bạn sử dụng Swift Package thì lúc nào đã là một module khác rồi. Với quyền truy cập mặc định là internal
thì bên ngoài (lúc này là code ở Project) sẽ không thể nào tìm thấy được các class/struct trong Swift Package.
Do đó, bạn cần phải thêm từ khoá public
vào những class/struct/enum và properties nào mà bạn muốn bên ngoài nhìn thấy được. Ví dụ mình sẽ chỉnh sửa lại như sau:
public enum GameState { case loading case running case gameover case winner } public struct GameView: View { public var width: CGFloat let mainColor = Color(.white) @State var gameState: GameState = .loading @State var backgroundColor = Color(.darkGray) @State var status = "Tap to Play!" @State var isStarGame = false @State var count = 10 @State var timer = Timer.publish(every: 0.01, on: .main, in: .common) @State private var timerSubscription: Cancellable? public init(width: CGFloat) { //... } public var body: some View { // ... } }
Cái nào thực sự cần thiết thì bạn hãy để ở chế độ public
nha. Chúng ta sang phần tiếp theo nào.
2.4. Version
Giúp cho việc build package thì bạn cần phải cung cấp thêm các version của các platforms
mà bạn muốn sử dụng Swift Package này. Nếu bạn bỏ qua thì Xcode sẽ báo lỗi. Bạn sẽ thêm các từ khoá @available
vào trước câu lệnh/khai báo …. mà bạn sử dụng. Xcode sẽ hiểu là hệ điều hành mới nhất.
Khá là rườm rà!
Đơn giản hơn, bạn mở file Package.swift
lên và thêm tham số cho platforms
vào.
platforms: [.iOS(.v13), .macOS(.v10_15), .watchOS(.v6), .tvOS(.v13)],
Cho bạn dễ nhìn thì sau đây là toàn bộ file Package.
import PackageDescription let package = Package( name: "Game", platforms: [.iOS(.v13), .macOS(.v10_15), .watchOS(.v6), .tvOS(.v13)], products: [ // Products define the executables and libraries a package produces, and make them visible to other packages. .library( name: "Game", targets: ["Game"]), ], dependencies: [ // Dependencies declare other packages that this package depends on. // .package(url: /* package url */, from: "1.0.0"), ], targets: [ // Targets are the basic building blocks of a package. A target can define a module or a test suite. // Targets can depend on other targets in this package, and on products in packages this package depends on. .target( name: "Game", dependencies: []), .testTarget( name: "GameTests", dependencies: ["Game"]), ] )
Chắc phải làm một bài viết đầy đủ về Swift Package. Ahuhu!
2.5. Linking
Bạn chú ý tại file Package.swift
có phần define về product
. Đây là phần định nghĩ những gì mà bạn có thể thấy được từ Project khi sử dụng thư viện.
products: [ .library( name: "Game", targets: ["Game"]), ],
Tiếp theo, bạn sẽ tiến hành import thư viện vào Project. Bạn theo các bước sau:
- Mở Project của bạn lên
- Tại Target của Project, bạn truy cập phần General
- Bạn tới phần Frameworks, Libraries and Embedded Content , kích nút
+
- Chọn Package tại Workspace/Game/ Game
Nếu Project có nhiều target và target nào bạn muốn sử dụng Swift Package thì hãy thực hiện lại các thao tác liên kết trên cho từng target.
Như vậy, bạn đã hoàn thành việc tạo thư viện và liên kết nó vào Project của bạn rồi.
3. Import Swift Package
Cuối cùng, bạn muốn sử dụng Swift Package tại đâu trong Project của bạn, thì hãy import
nó vào tại vị trí đó. Xem ví dụ cho thư viện vừa tạo của chúng ta.
import Game
Tuy nhiên, bạn hãy bấm Command + B
để build lại Project. Nếu Xcode báo lỗi và không build được. Thì sẽ gỡ rối theo một trong các cách như sau hoặc tất cả cũng đc.
- Product > Clean (nhấn
Shift + Command + K
) - Product > Clean Build Folder (nhấn
Shift + Option + Command + K
) - Xoá thư mục Derived Data của project. Mở bằng cách truy cập Xcode Menu > Preferences > Locations.
Mọi thứ đã okay thì bạn tiến hành sử dụng các class/struct trong thư viện đó. Với Project demo của chúng ta, mình có sử dụng thư viện tại ContentView. Code tham khảo của nó sẽ như thế này
import SwiftUI
import Game
struct ContentView: View {
var body: some View {
GameView(width: UIScreen.screenWidth <= UIScreen.screenHeight ? UIScreen.screenWidth : UIScreen.screenHeight)
}
}
struct ContentView_Previews: PreviewProvider {
static var previews: some View {
ContentView()
}
}
extension UIScreen{
static let screenWidth = UIScreen.main.bounds.size.width
static let screenHeight = UIScreen.main.bounds.size.height
static let screenSize = UIScreen.main.bounds.size
}
4. Build iOS App
Sau khi đã fix hết các lỗi phát sinh. Bạn tiến hành build lại project để xác nhận lần cuối là thư viện của chúng ta đã hoạt động ổn hay không.
Bạn chọn lại Schema & Target để build. Kết quả build thành công lên Simulator là thành công nhoé.
Chúng ta sẽ tiếp tục sử dụng thư viện này cho các bài viết sau và trên các nền tảng khác của Apple.
Tạm kết
- Tạo thư viện đơn giản ở local với Swift Package
- Cấu hình cho Swift Package
- Liên kết Package với Project mà bạn muốn sử dụng
- Import vào code và sử dụng trong project
Okay! Tới đây, mình xin kết thúc bài viết này. Và nếu có gì thắc mắc hay góp ý cho mình thì bạn có thể để lại bình luận hoặc gởi email theo trang Contact.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Related Posts:
Written by chuotfx
Hãy ngồi xuống, uống miếng bánh và ăn miếng trà. Chúng ta cùng nhau đàm đạo về đời, về code nhóe!
Leave a Reply Cancel reply
Fan page
Tags
Recent Posts
- Phù thủy phiên dịch ý tưởng
- XML Delimiters – Mở khóa thế giới prompt phức tạp
- Instructions – Cung cấp hướng dẫn cho các Gen AI
- SMART – Hướng dẫn dành tạo Prompt cho người mới bắt đầu
- Nhìn lại năm 2024
- CO-STAR – Công thức vàng để viết Prompt hiệu quả cho LLM
- Prompt Engineering trong 10 phút
- Một số ví dụ sử dụng Prompt cơ bản khi làm việc với AI
- Prompt trong 10 phút
- Charles Proxy – Phần 1 : Giới thiệu, cài đặt và cấu hình
You may also like:
Archives
- January 2025 (5)
- December 2024 (4)
- September 2024 (1)
- July 2024 (1)
- June 2024 (1)
- May 2024 (4)
- April 2024 (2)
- March 2024 (5)
- January 2024 (4)
- February 2023 (1)
- January 2023 (2)
- November 2022 (2)
- October 2022 (1)
- September 2022 (5)
- August 2022 (6)
- July 2022 (7)
- June 2022 (8)
- May 2022 (5)
- April 2022 (1)
- March 2022 (3)
- February 2022 (5)
- January 2022 (4)
- December 2021 (6)
- November 2021 (8)
- October 2021 (8)
- September 2021 (8)
- August 2021 (8)
- July 2021 (9)
- June 2021 (8)
- May 2021 (7)
- April 2021 (11)
- March 2021 (12)
- February 2021 (3)
- January 2021 (3)
- December 2020 (3)
- November 2020 (9)
- October 2020 (7)
- September 2020 (17)
- August 2020 (1)
- July 2020 (3)
- June 2020 (1)
- May 2020 (2)
- April 2020 (3)
- March 2020 (20)
- February 2020 (5)
- January 2020 (2)
- December 2019 (12)
- November 2019 (12)
- October 2019 (19)
- September 2019 (17)
- August 2019 (10)