Contents
Chào mừng bạn đến với Fx Studio. Chúng ta lại gặp nhau trong series SwiftUI Notes này. Bây giờ, ta sẽ bắt đầu cuộc hành trình mới trong SwiftUI, tập trung về vấn đề điều hướng trong SwiftUI. Bắt đầu với bài viết về Naviagtion & NavigationView.
Nếu mọi việc đã ổn rồi, thì …
Bắt đầu thôi!
Chuẩn bị
Về mặt tool và version, các bạn tham khảo như sau:
-
- SwiftUI 3.0
- Xcode 13
Về mặt kiến thức, bạn cần biết trước các kiến thức cơ bản với SwiftUI & SwiftUI App. Tham khảo các bài viết sau, nếu bạn chưa đọc qua SwiftUI:
(Mặc định, mình xem như bạn đã biết về cách tạo project với SwiftUI & SwiftUI App rồi.)
Về mặt demo, bạn chỉ cần thực hiện demo trên các SwiftUI View đơn giản. Mình sẽ thực hiện các View riêng biệt với nhau, nên bạn không cần lo lắng gì nhiều về tính liên kết của các View trong một Project. Về mặt giao diện thì khá là đơn giản à.
(Hoặc bạn có thể checkout project demo tại đây.)
Naviagtion & NavigationView
Đặc trưng của các ứng dụng trên PC, thì chúng hầu hết có 1 window và tất cả view hiển thị đều ở đó. Nhưng đối với mobile nói chung, thì giới hạn về kích thước màn hình vẫn là điều lớn nhất. Nên giao diện phải được chia ra thành nhiều màn hình. Chúng sẽ được bố trí ở nhiều View khác nhau. Vấn đề đặt ra là
Làm sao để di chuyển giữa các màn hình với nhau và luồng dữ liệu & sự kiện sẽ như thế nào?
Bài này sẽ chỉ giải quyết một phần của vấn đề trên vì việc di chuyển giữa các màn hình khác nhau thì phức tạp hơn nhiều. Nó còn được gọi là điều hướng ứng dụng. Bạn phải nắm rõ cấu trúc các màn hình trong ứng dụng của bạn thì mới điều khiển được chúng nó.
Navigation
Chúng ta hồi tưởng quá khứ một chút với UIKit nhoé!
UINavigationController hay Navigation Controller là một container quản lý các View Controller con và điều hướng chúng. Trong đó, mỗi lần chỉ hiển thị được một View Controller con mà nó quản lý.
Navigation Controller giống như một ngăn xếp. View Controller được bỏ vào sau sẽ được hiển thị. Khi lấy ra một View Controller từ ngăn xếp, thì View Controller được thêm vào trước đó sẽ được hiển thị. Tới khi nào tới View Controller đầu tiên thì không thể lấy ra được nữa.
Navigation được sử dụng vào việc điều hướng đơn giản khi muốn di chuyển qua các màn hình và quay lại. Các màn hình thường liên quan với nhau.
Vì UINavigationController cũng là con cháu của UIViewController. Nên đối tượng thể hiện của nó, có thể xét root
của Window để điều hướng toàn bộ giao diện ứng dụng theo Navigation.
NavigationView
Bây giờ, chúng ta qua đại diện NavigationView của SwiftUI. Nó cũng được xem là đối tượng thay thế cho UINavigationController bên UIKit.
Về định nghĩa, NavigationView là View được trình bày dưới dạng ngăn xếp và chứa các view. Các View được chưa sẽ xếp chồng lên nhau.
Quan trọng nhất nó sẽ điều hướng các View với nhau có sự phân cấp trong ngăn xếp các View. Chế độ điều hướng của NavigationView thì đưa 1 View khác đè lên 1 trên cùng của nó (tại thời điểm đó).
Vì là người em đi sau UINaviagtionController nên NaviagationView cũng kết thừa lại hết những tinh hoa của đàn anh. Như NavigationBar, Title, …. Chúng ta sẽ tìm hiểu chúng dần dần ở các phần dưới nha.
Creation
NavigationView thì là loại SwiftUI View kiểu Container. Có nghĩa nó sẽ chứa được nhiều View con trong nó. Bản thân hàm khởi tạo của nó cũng cần được cung cấp các View con.
Xem là biết thôi!
public init(@ViewBuilder content: () -> Content)
Bạn sẽ truyền các View con cho tham số content
của NavigationView nhoé. Vì là @ViewBuilder
nên bạn thoải sức mà truyền tham số với các kiểu View bất kì.
Chúng ta sẽ có 2 dạng chính để tạo một NavigationView & View con của nó cho 2 trường hợp cơ bản sau đây.
Non-scrollable Content
Trường hợp đầu tiên là 1 View tĩnh đơn giản, không có khả năng scroll hay có thể chứa thêm các View nào khác. Chúng ta xem qua ví dụ nhoé.
struct NavigationViewDemo: View { var body: some View { NavigationView { Text("Hello, World!") } } }
Cũng không có gì khó hiểu hết. Bạn có thể chứa bất kì View nào đó vào trong NavigationView thôi. Xem kết quả nhoé.
List Content
Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu sử dụng NavigationView với dạng phổ biến hơn. Đó là List hoặc Scroll content. Với loại này bạn sẽ có 1 giao diện với content hơn hơn màn hình. Thường là các danh sách. Đi kèm với đó là việc bạn phải di chuyển từ màn hình này sang màn hình khác (Master – Detail).
Do đó, NavigationView được sử dụng phá là phổ biến trong những tình huống như thế này. Xem ví dụ code tiếp nhoé!
struct NavigationViewDemo: View { var body: some View { NavigationView { List { Text("First") Text("Second") Text("Third") Text("Fourth") Text("Fifth") Text("Sixth") Text("Seventh") Text("Eighth") Text("Ninth") Text("Tenth") }.font(.largeTitle) } } }
Xem kết quả sau khi nhấn Resume nhoé!
Title & Bar
Với 2 ví dụ trên nhìn quá đơn sơ mộc mạc. Chúng ta sẽ tiếp tục làm màu cho chúng nó đẹp hơn nhoé.
NaviagtionTitle
Bắt đầu, ta sẽ thêm title
cho NavigationView, bằng modifier .navigationTitle
. Tuy nhiên, có điểm khá là vui. Thay vì bạn gọi trực tiếp modifer của NavigationView, thì bạn phải gọi modifier cho View con mà NavigationView đang chứa để hiển thị title
.
Ví dụ tiếp nhoé:
struct NavigationViewDemo: View { var body: some View { NavigationView { List { Text("First") Text("Second") Text("Third") Text("Fourth") Text("Fifth") Text("Sixth") Text("Seventh") Text("Eighth") Text("Ninth") Text("Tenth") } .font(.largeTitle) .navigationTitle("List") } } }
Như vậy, đối tượng NaviagtionView sẽ chỉ phục vụ mục đích duy nhất là điều hướng mà thôi. Các thành phần khác do Content View của nó quyết định. Bạn bấm Resume và xem kết quả nhoé.
NaviagtionBar
Bạn sẽ thấy Title nó hiển thị quá to. Đó là kiểu mặc định của NavigationBar trong iOS. Và bạn vẫn có thể tuỳ chính các style này. Cho NavigationBar. Thông qua modifier navigationBarTitleDisplayMode()
. Trong đó, ta. sẽ có 3 tham số cho 2 kiểu hiển thị:
.larger
hiển thị với kích thước lớn (như ở trên).inline
hiển thị với kích thước nhỏ hơn, nằm vừa trong NaviagtionBar.automatic
lựa chọn này là măc định
Xem ví dụ code tiếp nhoé!
struct NavigationViewDemo: View { var body: some View { NavigationView { List { Text("First") Text("Second") Text("Third") Text("Fourth") Text("Fifth") Text("Sixth") Text("Seventh") Text("Eighth") Text("Ninth") Text("Tenth") } .font(.largeTitle) .navigationTitle("List") .navigationBarTitleDisplayMode(.inline) } } }
Xem kết quả nhoé!
Custom NavigationBar
Khá buồn vì hiện tại chúng ta chưa custom được nhiều cho NaviagationBar tương tự như với UIKit. Do đó, bắt buộc bạn phải lợi dụng theo từng nền tảng mà bạn đang sử dụng với SwiftUI.
Tại đây, mình thực hiện SwiftUI trên iOS và lợi dụng tới UINavigationBar.appearance()
. Để tiền hành tuỳ chỉnh hiển thị của NaviagtionBar cho NavigationView.
Bạn cần thực hiển việc tuỳ chỉnh này ở 1 nơi nào đó, có thể tại hàm init
của View cũng được. Xem ví dụ code nhoé!
init() { UINavigationBar.appearance().backgroundColor = .yellow UINavigationBar.appearance().largeTitleTextAttributes = [ .foregroundColor: UIColor.darkGray, .font : UIFont(name:"Papyrus", size: 40)!] UINavigationBar.appearance().titleTextAttributes = [ .font : UIFont(name: "HelveticaNeue-Thin", size: 20)!] }
Bạn không cần thay đổi code hiện tại của NavigationView hay Content View của nó. Sau đó, bạn phải bấm Live Preview thì mới cảm nhận kết quả được.
NavigationLink
Chúng ta chuyển sang phần chính, làm thế nào để đưa một View nào đó vào trong một NavigationView. Hay còn nói một cách khác thì là điều hướng các View trong NavigationView.
Bạn sẽ sử dụng tới NavigationLink, nó là một View điều khiển việc điều hướng. Khởi tạo nó thì bạn cần có:
- Source View : là bất cứ View nào để làm trigger cho việc di chuyển.
- Destination view : là View sẽ được đưa vào ngăn xếp NaviagtionView.
Source View
Như đã nói ở trên, thì Source View là bất cứ View nào. Chúng ta sẽ thực hiện ví dụ với 3 loại chính.
Non Scrollable Content
Bạn xem qua ví dụ sau nhoé!
struct NavigationLinkDemo1: View { var body: some View { NavigationView { VStack { Text("No Link") NavigationLink( destination: Text("Detail"), label: { Text("Detail") }) NavigationLink( destination: Text("Paper Plane"), label: { Image(systemName: "paperplane") }) NavigationLink( destination: Text("Inbox"), label: { Label("Inbox", systemImage: "tray") }) NavigationLink( destination: Text("Custom"), label: { HStack { Image(systemName: "scribble") VStack { Text("Title") .foregroundColor(.pink) Text("Subtitle") } } }) } .font(.largeTitle) .navigationTitle("Detail Title") .navigationBarTitleDisplayMode(.inline) } } }
Chúng ta chọn VStack là content cho NavigationView. Bên trong VStack, ta sẽ khai báo các NavigationLink mà sẽ điều hướng các Text vào NavigationView. Lúc này, Source View của nó là các View đơn giản, không có khả năng scroll, nghĩa là trong phạm vi màn hình mà thôi.
Bạn bấm Live Preview và cảm nhận kết quả nha.
ScrollView
Khi Content View của bạn với kích thước lớn hơn màn hình, thì bạn hãy nghĩ tới ScrollView thay thế cho VStack. Trong trường hợp này code của bạn chỉ cần thay ScrollView
cho VStack
là xong.
struct NavigationLinkDemo1: View { var body: some View { NavigationView { ScrollView { Text("No Link") NavigationLink( destination: Text("Detail"), label: { Text("Detail") }) NavigationLink( destination: Text("Paper Plane"), label: { Image(systemName: "paperplane") }) NavigationLink( destination: Text("Inbox"), label: { Label("Inbox", systemImage: "tray") }) NavigationLink( destination: Text("Custom"), label: { HStack { Image(systemName: "scribble") VStack { Text("Title") .foregroundColor(.pink) Text("Subtitle") } } }) } .font(.largeTitle) .navigationTitle("Detail Title") .navigationBarTitleDisplayMode(.inline) } } }
Mọi thứ vẫn hoạt động giống y như vậy. Tuy nhiên, chúng ta có thêm không gian để thêm nội dung cho Content View hay các Source View của các NavigationLink.
Để ý kĩ thì bạn thấy nội dung phía trên thay vì chính giữa màn hình thiết bị. Nó đã được dịch chuyển lên trên cùng rồi. Và bạn có thể scroll chúng.
List
Cuối cùng, bạn thay thế ScrollView bằng List thì sẽ thấy sự khác biệt.
struct NavigationLinkDemo1: View { var body: some View { NavigationView { //VStack { //ScrollView { List { Text("No Link") NavigationLink( destination: Text("Detail"), label: { Text("Detail") }) NavigationLink( destination: Text("Paper Plane"), label: { Image(systemName: "paperplane") }) NavigationLink( destination: Text("Inbox"), label: { Label("Inbox", systemImage: "tray") }) NavigationLink( destination: Text("Custom"), label: { HStack { Image(systemName: "scribble") VStack { Text("Title") .foregroundColor(.pink) Text("Subtitle") } } }) } .font(.largeTitle) .navigationTitle("Detail Title") .navigationBarTitleDisplayMode(.inline) } } }
Trong đó:
- Mỗi NavigationLink sẽ đại diện cho 1 Row của List
- Khi bạn kích vào Row thì sẽ tự động điều hướng tiếp
- Khi bạn chọn thì Row sẽ được
highlights
lên - Xuất hiện thêm 1 dấu
>
ở phía bên phải của Row, biểu thi cho việc từ Row đó thì có thể di chuyển tiếp sang View khác.
Bấn Live Preview và xem kết quả nhoé!
Destination view
Destination view là cái View mà bạn muốn đưa vào NavigationView của bạn, thông qua NavigationLink. Trong ví dụ trên, nó là một Text. Tuy nhiên, nó có thể là bất cứ View nào hay bất cứ Custom View nào cũng được cả.
Ta thử lấy ví dụ như sau:
struct CustomDestinationView: View { var body: some View { VStack { Image(systemName: "lasso.sparkles") .font(.largeTitle) Text("Lasso of Truth") .font(.headline) Text("The Lasso of Truth is a weapon wielded by DC Comics superhero Wonder Woman, Princess Diana of Themyscira. It is also known as the Magic Lasso or the Lasso of Hestia.") .font(.body) } .navigationTitle("Lasso of Truth") } }
CustomDestinationView sẽ đóng vài trò là điểm đến của NavigationLink. Và sử dụng nó thì bạn thay đổi lại từ Text thành CustomDestinationView trong các NavigationLink trên thôi. Ví dụ nhoé:
NavigationLink( destination: CustomDestinationView(), label: { Text("Detail") })
Bạn bấm Live Preview và test lại nhoé!
NavigationLink without NavigationView
Đôi lúc bạn có thể thắc mắc: “chúng ta sẽ dùng NavigationLink mà không ở trong NavigationView thì sẽ như thế nào?”
Xem ví dụ code là biết thôi.
struct NavigationLinkDemo2: View { var body: some View { NavigationLink( destination: CustomDestinationView(), label: { Text("Detail") } ) .font(.largeTitle) .navigationTitle("Detail Title") .navigationBarTitleDisplayMode(.inline) } }
Lúc này, thì NavigationLink sẽ bị vô hiệu hoá. Phần Source View của nó sẽ bị xám đi. Bạn sẽ không táp hay kích được nào nó. Và nó chỉ có như vậy thôi!
Bấn Resume để xem kết quả nhoé!
Tạm kết
- Tìm hiểu về NavigationView
- Các tạo NavigationView
- Custom title & bar của NaviagtionView
- Sử dụng NavigationLink vào điều hướng cơ bản
Okay! Tới đây, mình xin kết thúc bài viết về NavigationView trong SwiftUI. Và nếu có gì thắc mắc hay góp ý cho mình thì bạn có thể để lại bình luận hoặc gởi email theo trang Contact.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Related Posts:
Written by chuotfx
Hãy ngồi xuống, uống miếng bánh và ăn miếng trà. Chúng ta cùng nhau đàm đạo về đời, về code nhóe!
Leave a Reply Cancel reply
Fan page
Tags
Recent Posts
- Charles Proxy – Phần 1 : Giới thiệu, cài đặt và cấu hình
- Complete Concurrency với Swift 6
- 300 Bài code thiếu nhi bằng Python – Ebook
- Builder Pattern trong 10 phút
- Observer Pattern trong 10 phút
- Memento Pattern trong 10 phút
- Strategy Pattern trong 10 phút
- Automatic Reference Counting (ARC) trong 10 phút
- Autoresizing Masks trong 10 phút
- Regular Expression (Regex) trong Swift
You may also like:
Archives
- September 2024 (1)
- July 2024 (1)
- June 2024 (1)
- May 2024 (4)
- April 2024 (2)
- March 2024 (5)
- January 2024 (4)
- February 2023 (1)
- January 2023 (2)
- November 2022 (2)
- October 2022 (1)
- September 2022 (5)
- August 2022 (6)
- July 2022 (7)
- June 2022 (8)
- May 2022 (5)
- April 2022 (1)
- March 2022 (3)
- February 2022 (5)
- January 2022 (4)
- December 2021 (6)
- November 2021 (8)
- October 2021 (8)
- September 2021 (8)
- August 2021 (8)
- July 2021 (9)
- June 2021 (8)
- May 2021 (7)
- April 2021 (11)
- March 2021 (12)
- February 2021 (3)
- January 2021 (3)
- December 2020 (3)
- November 2020 (9)
- October 2020 (7)
- September 2020 (17)
- August 2020 (1)
- July 2020 (3)
- June 2020 (1)
- May 2020 (2)
- April 2020 (3)
- March 2020 (20)
- February 2020 (5)
- January 2020 (2)
- December 2019 (12)
- November 2019 (12)
- October 2019 (19)
- September 2019 (17)
- August 2019 (10)