Contents
Chào mừng bạn đến với Fx Studio. Chúng ta đã bắt đầu tìm hiểu về đối tượng NaviagtionView & NavigationLink trong việc điều hướng trong SwiftUI. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản trong điều hướng là Push & Pop, thì lại không phải là việc đơn giản. Trong bài viết này, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề điều hướng cơ bản đó nhóe.
Nếu bạn chưa biết về NavigationView trong SwiftUI, thì có thể đọc bài viết sau:
Còn nếu mọi việc đã ổn rồi, thì …
Bắt đầu thôi!
Chuẩn bị
Về mặt tool và version, các bạn tham khảo như sau:
-
- SwiftUI 3.0
- Xcode 13
Về mặt kiến thức, bạn cần biết trước các kiến thức cơ bản với SwiftUI & SwiftUI App. Tham khảo các bài viết sau, nếu bạn chưa đọc qua SwiftUI:
(Mặc định, mình xem như bạn đã biết về cách tạo project với SwiftUI & SwiftUI App rồi.)
Về mặt demo, bạn chỉ cần thực hiện demo trên các SwiftUI View đơn giản. Mình sẽ thực hiện các View riêng biệt với nhau, nên bạn không cần lo lắng gì nhiều về tính liên kết của các View trong một Project. Về mặt giao diện thì khá là đơn giản à.
(Hoặc bạn có thể checkout project demo tại đây.)
Login Flow
Để chuẩn bị cho bài viết này, mình sẽ tạo sẵn các màn hình trong một luồng Login cơ bản nhất. Bạn chỉ cần copy để tái sử dụng lại. Hoặc tự sáng tạo theo ý đồ riêng của bạn.
Mình sẽ dùng nó lại cho các bài viết sau nữa.
Luồng màn hình di chuyển sẽ như thế này:
// Chiều đi Login > Register Login > Forgot Password Login > Register > Forgot Password // Chiều về Login > Register > Login Login > Forgot Password > Login Login > Register > Forgot Password > Login Login > Register > Forgot Password > Register
Nhiệm vụ của bạn sẽ cài đặt các việc di chuyển như trên nhoé. Xoay quanh đó bạn sẽ có các nhiệm vụ như sau:
- Push : đưa 1 View khác vào Stack
- Pop : lấy View ra khỏi Stack
- Pop to root : lấy hết các View ra khỏi Stack, để lại Root
Còn sau đây là code cho từng màn hình.
Login View
struct LoginView: View { @State var username: String = "" @State var password: String = "" var body: some View { NavigationView { VStack { Spacer() // logo HStack { Image("logo") .resizable() .frame(width: 100, height: 100) .clipShape(Circle()) VStack(alignment: .leading) { Text("Fx Studio") .font(.largeTitle) .fontWeight(.bold) Text("write the code change the world") .fontWeight(.thin) .italic() } } // TextField VStack { TextField("username", text: $username) .textFieldStyle(RoundedBorderTextFieldStyle()) SecureField("password", text: $password) .textFieldStyle(RoundedBorderTextFieldStyle()) HStack { Button { // goto Home } label: { Text("Login") } .buttonStyle(BlueButton()) Button { // clear username = "" password = "" } label: { Text("Clear") } .buttonStyle(GrayButton()) } } .padding() // Others button Spacer() VStack { Button { // goto register view } label: { Text("Register a new account") .frame(maxWidth: .infinity) } .buttonStyle(BlueButton()) Button { // goto forgot view } label: { Text("Forgot password") .frame(maxWidth: .infinity) } .buttonStyle(GrayButton()) } .padding() } .padding() .navigationBarTitleDisplayMode(.inline) } } }
Kết quả ban đầu như sau.
Register View
struct RegisterView: View { @State var username: String = "" @State var email: String = "" @State var password: String = "" @State var passwordConfirm: String = "" var body: some View { VStack { // TextField VStack { TextField("username", text: $username) .textFieldStyle(RoundedBorderTextFieldStyle()) TextField("email", text: $email) .textFieldStyle(RoundedBorderTextFieldStyle()) SecureField("password", text: $password) .textFieldStyle(RoundedBorderTextFieldStyle()) SecureField("password confirm", text: $passwordConfirm) .textFieldStyle(RoundedBorderTextFieldStyle()) HStack { Button { // goto Home } label: { Text("Done") } .buttonStyle(BlueButton()) Button { // clear username = "" email = "" password = "" passwordConfirm = "" } label: { Text("Clear") } .buttonStyle(GrayButton()) } } .padding() // Others button Spacer() VStack { Button { // goto register view } label: { Text("Login with account") .frame(maxWidth: .infinity) } .buttonStyle(BlueButton()) Button { // goto forgot view } label: { Text("Forgot password") .frame(maxWidth: .infinity) } .buttonStyle(GrayButton()) } .padding() } .padding() .navigationTitle("Register a new account") .navigationBarTitleDisplayMode(.inline) } }
Kết quả ban đầu như sau.
ForgotPassword View
struct ForgotPasswordView: View { @State var email: String = "" var body: some View { VStack { // TextField VStack { TextField("email", text: $email) .textFieldStyle(RoundedBorderTextFieldStyle()) Button { // goto register view } label: { Text("Send email") .frame(maxWidth: .infinity) } .buttonStyle(BlueButton()) } .padding() // Others button Spacer() VStack { Button { // goto login view } label: { Text("Goto Login") .frame(maxWidth: .infinity) } .buttonStyle(GrayButton()) } .padding() } .padding() .navigationTitle("Forgot password") .navigationBarTitleDisplayMode(.inline) } }
Kết quả ban đầu như sau.
Các View đều được cài đặt với NavigationView. Tuy nhiên,
- LoginView sẽ được cài đặt chính với Root là NavigationView
- RegisterView & ForgotPassword thì sẽ được điều hướng vào NavigationView bằng NavigationLink. Nên Root của nó sẽ không có NavigationView.
- Các
title
&bar
thì cài đặt bình thường.
Mình có điều lưu ý sau:
Bài viết này chủ yếu mang tính chất hoài niệm quá khứ với UINavigationView trong UIKit. Và giúp cho bạn có trải nghiệm quen thuộc khi chuyển đổi nền tảng sang SwiftUI. Về bản chất của lập trình SwiftUI, chúng ta sẽ không sử dụng các kiểu điều hướng như với UIKit.
Push
Câu chuyện với Push thì khá là đơn giản. Chúng ta đã tìm hiểu về NavigationLink tại bài viết trước đó rồi. Và ta sẽ dùng NavigationLink cho Push một View vào NaviagtionView.
Để bắt đầu, bạn truy cập vào file LoginView và chú ý đoạn code này.
VStack { Button { // goto register view } label: { Text("Register a new account") .frame(maxWidth: .infinity) } .buttonStyle(BlueButton()) Button { // goto forgot view } label: { Text("Forgot password") .frame(maxWidth: .infinity) } .buttonStyle(GrayButton()) } .padding()
Mình đã thiết kế sẵn cho bạn 2 Button rồi. Còn khi kết hợp với NavigationLink thì bạn có rất nhiều sự lựa chọn:
NavigationLink chính là Button
NavigationLink(destination: RegisterView()) { Text("Register a new account") .frame(maxWidth: .infinity) }
Cũng khá okay đó. Tuy nhiên, bạn sẽ phải custom lại giao diện cho Text (hay là Label của NavigationLink ), vì nó trông khá xấu. Nhưng vẫn đảm bảo việc Push.
(Bạn chú ý Button Register a new account
nó bị xấu đi rồi.)
Fix lại thì khá đơn giản, vì NavigationLink cũng như một Button. Do đó, bạn áp dụng buttonStyle
cho nó là okay.
NavigationLink(destination: RegisterView()) { Text("Register a new account") .frame(maxWidth: .infinity) } .buttonStyle(BlueButton())
(Phần custom cho ButtonStyle thì bạn tìm hiểu riêng nha, hoặc xem trong code ở project.)
NavigationLink with isActive
Chúng ta sang một cách sử dụng NavigationLink với 1 trigger
. Ta sẽ khai thác thêm tham số isActive
của nó. Nhưng bạn cần khai báo thêm một thuộc tính @State
cho LoginView nhoé.
@State var isActive = false
Chúng ta sẽ đưa NavigationLink vào trong Button. Việc này có lợi ích là bạn có thể lợi dụng action
của Button để xử lý hay tương tác trước. Tham khảo code nhoé!
Button { // goto forgot view } label: { NavigationLink(destination: ForgotPasswordView(), isActive: self.$isActive) { Text("Forgot password") .frame(maxWidth: .infinity) } } .buttonStyle(GrayButton())
Mình sử dụng nó hơi cùi một tí. Tuy nhiên, bạn sẽ lợi dụng isActive
rất lợi ích nhiều về sau. Bấm Live Preview và test lại Push nhoé.
NavigationLink with Tag & Selection
Chúng ta sẽ khám phá thêm một cách sử dụng NavigationLink nữa. Có thể bạn sẽ thích cách này, vì chúng ta đang có 2 luồng điều hướng từ 1 view đầu tiên. Do đó, bạn sẽ dễ quản lý các luồng khi thuộc tính @State
sẽ cho bạn nhiều lựa chọn hơn nữa là 2 giá trị của bool
.
Bạn khai báo thêm một tính mới cho LoginView nhoé!
@State var selection: Int?
Trong đó, selection
sẽ là một Optional nhoé!. Còn việc điều hướng sẽ như thế này.
NavigationLink(destination: RegisterView(), tag: 1, selection: self.$selection) { Text("Register a new account") .frame(maxWidth: .infinity) } .buttonStyle(BlueButton()) NavigationLink(destination: ForgotPasswordView(), tag: 2, selection: self.$selection) { Text("Forgot password") .frame(maxWidth: .infinity) } .buttonStyle(GrayButton())
Trong đó:
- Với mỗi
tag
sẽ đại diện cho một View trong NaviagtionView nhoé selection
sẽ từ thuộc tính@State
của bạn ở trên vừa mới khai báo- Phần giao diện vẫn như trước đây
Bấm Live Preview và test lại nhoé!
Pop
Back button
Khi bạn đưa một View vào NaviagtionView. Thì sẽ xuất hiện Back Button ở NavigationBar của View đó. Và đó, chính là cách đơn giản nhất để bạn có thể về lại View trước đó.
Bạn chỉ cần kích vào Back Button là sẽ được điều hướng về lại View trước đó à. EZ phải không nào!
Tuy nhiên, đó phông phải cách chúng ta muốn dùng. Chúng ta sẽ phải điều hướng ở bất kỳ Button nào đó hoặc một sự kiện nào đó. Hoặc đơn giản bạn sẽ phải custom lại Back Button à.
Trong ví dụ trên, ta sẽ lấy Button Goto Login
để dùng làm sự kiện Pop về màn hình trước đó.
Presentation Mode
Một cách khá phổ biến để về màn hình trước đó, bạn sẽ lợi dụng tới một biến môi trường có sẵn trong SwiftUI. Đó là presentationMode
. Chúng ta lấy ForgotPasswordView là ví dụ nhoé. Bạn sẽ khai báo thêm một thuộc tính biến môi trường như sau:
@Environment(\.presentationMode) var presentationMode
Cách để bạn Pop về màn hình trước đó thì rất đơn giản. Bạn tham khảo code này nhoé!
VStack { Button { // goto login view presentationMode.wrappedValue.dismiss() } label: { Text("Goto Login") .frame(maxWidth: .infinity) } .buttonStyle(GrayButton()) } .padding()
Bạn sẽ sử dụng presentationMode.wrappedValue.dismiss()
tại sự kiện mà bạn muốn đưa về màn hình trước đó. Áp dụng tương tự cho RegisterView luôn nhoé. Bấm Live Preview và test lại luôn nha bạn!
Với Xcode 13 & SwiftUI 3.0, bạn sẽ có một key path là
dismiss
sẽ thay thế chopresentationMode
. Và trông gọn hơn nhiều.
Tag & Selection
Cách cuối cùng của Push là bạn sử dụng với tag
& selection
, để đưa một màn hình vào NavigationView. Do đó, ta sẽ gỡ rối chỗ này trước. Bạn tiếp tục lợi dụng chúng để đưa về màn hình trước đó nhoé.
Trước tiên, bạn truy cập vào RegisterView và khai báo thêm một thuộc tính @Binding
cho selection
nhoé!
@Binding var selection: Int?
Sau đó, bạn cần cập nhật là các chỗ mà bạn khởi tạo một RegisterView nữa. Để khỏi báo lỗi. Ví dụ như khởi tại nó ở tại LoginView.
NavigationLink(destination: RegisterView(selection: $selection), tag: 1, selection: self.$selection) { Text("Register a new account") .frame(maxWidth: .infinity) } .buttonStyle(BlueButton())
Sau khi đã ràng buộc dữ liệu với nhau rồi. Để bạn muốn về View trước đó, thì bạn sẽ thay đổi giá trị của selection
thôi.
Button { // goto register view selection = nil } label: { Text("Login with account") .frame(maxWidth: .infinity) } .buttonStyle(BlueButton())
Trong đó:
- Nếu gán
selection = nil
thì sẽ về lại View đầu tiên (tức là Root). - Hoặc bạn gán bằng giá trị khác, thì theo nguyên tắc The single source of truth bạn sẽ được đưa tới View cài đặt trước đó với
tag
.
Bạn có thể lợi dụng cách này để đưa về một màn hình khác trong stack của NavigationView. Xem ví dụ nhoé!
Button { // goto forgot view selection = 2 } label: { Text("Forgot password") .frame(maxWidth: .infinity) } .buttonStyle(GrayButton())
Cũng tại RegisterView, chỉ cần gán lại selection = 2
thì LoginView sẽ đưa ForgotPasswordView vào thay cho RegisterView. Và muốn cho có hiệu ứng thì bạn có thể tái sự dụng lại NavigationLink.
Button { // goto forgot view } label: { NavigationLink(destination: ForgotPasswordView(selection: $selection), tag: 2, selection: self.$selection) { Text("Forgot password") .frame(maxWidth: .infinity) } } .buttonStyle(GrayButton())
Cách này cũng khá hay, nhưng mà chúng ta sẽ gặp rắc rối với Back Button. Vì
Nó không xếp chồng các View lên với nhau. Mà đơn giản chỉ là thay thế các View. Do đó, rất khó quản lý chúng.
Active
Ta sẽ tiếp tục thử với cách dùng NavigationLink với tham số isActive
bằng thuộc tính @State
từ view ban đầu. Bạn cần khôi phục lại LoginView với việc push bằng isActive
nhoé.
NavigationLink(destination: RegisterView(isActive: $isActive), isActive: $isActive) { Text("Register a new account") .frame(maxWidth: .infinity) } .buttonStyle(BlueButton())
Tại RegisterView, bạn cần tạo các thuộc tính @Binding
để ràng buộc dữ liệu với isActive
từ LoginView.
@Binding var isActive: Bool
Khi bạn muốn đưa về màn hình trước đó, thì sẽ sử dụng như sau:
Button { // goto register view self.isActive = false } label: { Text("Login with account") .frame(maxWidth: .infinity) } .buttonStyle(BlueButton())
Chỉ cần gán lại self.isActive = false
là xong. LoginView sẽ được hiển thị lại. Tuy nhiên, khi ta lợi dụng quá tham số này cho cùng nhiều luồng di chuyển, thì sẽ có hậu quả lớn. Ví dụ như sau:
// #1 NavigationLink(destination: RegisterView(isActive: $isActive), isActive: $isActive) { Text("Register a new account") .frame(maxWidth: .infinity) } .buttonStyle(BlueButton()) // #2 Button { // goto forgot view } label: { NavigationLink(destination: ForgotPasswordView(), isActive: self.$isActive) { Text("Forgot password") .frame(maxWidth: .infinity) } } .buttonStyle(GrayButton())
Trong đó, việc điều hướng từ LoginView tới 2 View đều dùng chung một trigger
là isActive
. Điều này dẫn tới sự xung đột. Do the single source of truth lúc này bị lợi dụng, cùng một giá trị cho 2 trạng thái khác nhau của giao diện. Nên dẫn tới vấn đề View sẽ bối rối không biết điều hướng View nào đúng theo ý đồ của bạn.
Fix thì khá đơn giản, bạn khai báo riêng mỗi @State
cho mỗi luồng di chuyển.
@State var isActive1 = false @State var isActive2 = false
Bạn sẽ áp dụng mỗi thuộc tính cho một luồng di chuyển khác nhau. Từ đó đảm bảo được tính minh bạch của chúng và không bị ảnh hưởng với nhau.
Pop to root
Khi bạn đưa quá nhiều View vào Stack và muốn quay về Root, thì phải kích Back hoặc Pop từng màn hình một. Điều này đem lại trải nghiệm người dùng không tốt lắm. Do đó, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu cách đưa về Root trong NavigationView nhóe!
Update property
Chúng ta đổi tên isActive
thành isRootActive
tại RegisterView & ForgotPasswordView và cập nhật rõ ràng với mỗi thuộc tính isActive
tại LoginView ở trên nhoé. Sau đó, cập nhật lại NavigationLink ở LoginView. Tiếp tục, cập nhật lại các hàm khởi tạo của RegisterView & ForgotPasswordView.
NavigationLink(destination: RegisterView(isRootActive: $isActive1), isActive: $isActive1) { Text("Register a new account") .frame(maxWidth: .infinity) } .buttonStyle(BlueButton()) // #2 Button { // goto forgot view } label: { NavigationLink(destination: ForgotPasswordView(isRootActive: $isActive2), isActive: self.$isActive2) { Text("Forgot password") .frame(maxWidth: .infinity) } } .buttonStyle(GrayButton())
isRootActive
Chúng ta giải quyết được bài toán với từng luồng di chuyển.
- Login > ForgotPassword > Login
Button { isRootActive = false } label: { Text("Goto Login") .frame(maxWidth: .infinity) } .buttonStyle(GrayButton())
Khá đơn giản, khi chúng chỉ có 1 cấp với nhau. Và khi isRootActive = false
thì tự động điều hướng về LoginView.
- Login > Register > ForgorPassword > Login
Button { // goto forgot view } label: { NavigationLink(destination: ForgotPasswordView(isRootActive: $isRootActive)) { Text("Forgot password") .frame(maxWidth: .infinity) } } .buttonStyle(GrayButton())
Tại RegisterView, ta vẫn điều hướng sang ForgotPasswordView như bình thường với NavigationLink. Tuy nhiên, ta sẽ gởi ràng buộc isRootActive
sang đó. Như vậy, tuy là đi con đường xa hơn. Nhưng cùng chung 1 gốc tại LoginView. Ta tiếp tục điều hướng về root (LoginView) như sau:
Button { // goto register view self.isRootActive = false } label: { Text("Login with account") .frame(maxWidth: .infinity) } .buttonStyle(BlueButton())
Nên khi này, bạn có thể từ ForgotPasswordView về lại LoginView bằng cách xét lại self.isRootActive = false
là xong. Áp dụng nguyên tắc của The single source of truth. Và nếu bạn thấy cách truyền này quá mệt mỏi, thì hãy suy nghĩ tới cách truyền bằng @EnvironmentObject
nhoé. Hoặc custom EnvironmentKey
cho chúng nó (nhưng mà mình không khuyến kích bạn sử dụng cách với Environment nhóe).
Tạm kết
- Sử dụng NavigationLink để Push một View vào NavigationView với nhiều cách
- Pop một View ra khỏi NavigationView bằng với các cách khi đưa View đó vào
- Lợi dụng nguyên tắc The single source of truth để thực hiện việc Pop to Root
Okay! Tới đây, mình xin kết thúc bài viết về NavigationLink và Push & Pop trong SwiftUI. Và nếu có gì thắc mắc hay góp ý cho mình thì bạn có thể để lại bình luận hoặc gởi email theo trang Contact.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Written by chuotfx
Hãy ngồi xuống, uống miếng bánh và ăn miếng trà. Chúng ta cùng nhau đàm đạo về đời, về code nhóe!
Leave a Reply Cancel reply
Fan page
Tags
Recent Posts
- Phù thủy phiên dịch ý tưởng
- XML Delimiters – Mở khóa thế giới prompt phức tạp
- Instructions – Cung cấp hướng dẫn cho các Gen AI
- SMART – Hướng dẫn dành tạo Prompt cho người mới bắt đầu
- Nhìn lại năm 2024
- CO-STAR – Công thức vàng để viết Prompt hiệu quả cho LLM
- Prompt Engineering trong 10 phút
- Một số ví dụ sử dụng Prompt cơ bản khi làm việc với AI
- Prompt trong 10 phút
- Charles Proxy – Phần 1 : Giới thiệu, cài đặt và cấu hình
Archives
- January 2025 (5)
- December 2024 (4)
- September 2024 (1)
- July 2024 (1)
- June 2024 (1)
- May 2024 (4)
- April 2024 (2)
- March 2024 (5)
- January 2024 (4)
- February 2023 (1)
- January 2023 (2)
- November 2022 (2)
- October 2022 (1)
- September 2022 (5)
- August 2022 (6)
- July 2022 (7)
- June 2022 (8)
- May 2022 (5)
- April 2022 (1)
- March 2022 (3)
- February 2022 (5)
- January 2022 (4)
- December 2021 (6)
- November 2021 (8)
- October 2021 (8)
- September 2021 (8)
- August 2021 (8)
- July 2021 (9)
- June 2021 (8)
- May 2021 (7)
- April 2021 (11)
- March 2021 (12)
- February 2021 (3)
- January 2021 (3)
- December 2020 (3)
- November 2020 (9)
- October 2020 (7)
- September 2020 (17)
- August 2020 (1)
- July 2020 (3)
- June 2020 (1)
- May 2020 (2)
- April 2020 (3)
- March 2020 (20)
- February 2020 (5)
- January 2020 (2)
- December 2019 (12)
- November 2019 (12)
- October 2019 (19)
- September 2019 (17)
- August 2019 (10)