Contents
Chào bạn đến với Fx Studio và series SwiftUI Notes của Fx Studio. Đây sẽ là bài viết trong phần mới nhất của Apple & SwiftUI. Đó là Multiplatform App với SwiftUI App. Nó không như Mac Catalyst, project của bạn sẽ chạy trực tiếp trên các nền tảng khác nhau của Apple. Và sẽ có rất nhiều thứ mà bạn cần cập nhật nữa theo phần mới này.
Phần này cũng khá là liên quan tới phần thứ 4 – Apple Ecosystem. Bạn nên đọc qua nó để có thể hiểu được nhiều hơn. Còn nếu mọi thứ đã ổn rồi thì …
Bắt đầu thôi!
Chuẩn bị
Khi bạn sử dụng Xcode 12 để tạo mới một Project, bạn sẽ thấy một phần mới được giới thiệu trong Xcode 12. Đó là Multiplatform App Template. Do đó, bạn cũng cần phải chuẩn bị các version OS & tool theo cập nhật mới nhất.
-
- Xcode 12
- SwiftUI 2.0
Còn về kiến thức thì bạn cần nắm các kiến thức sau đây:
1. Create a new project
Chúng ta sẽ tìm hiểu về Multiplatform App thông qua việc thực hiện theo demo từng bước. Mình sẽ cố gắng trình bày các điểm lý thuyết bổ sung để giúp bạn hiểu rõ hơn về nó.
Để bắt đầu, bạn hãy mở Xcode và New Project. Bạn hãy chú ý tới phần Multiplatform
nha.
Bạn nhấn Next để tiếp tục, sau đó điền thông tin cho project của bạn.
(Thông tin ban đầu cho Project cũng khá là sơ sài.)
Như vậy, bạn đã hoàn thành việc tạo mới một project theo Multiplatform App rồi đó. Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cấu trúc của project có những gì nào.
2. Project Struct
Tiếp theo, chúng ta sẽ xem từng phần trong Project có những gì. Hãy bắt đầu bằng việc quan sát phần Navigation của Xcode để xem cấu trúc files và thư mục.
Ta có 3 phần rất rõ ràng như sau:
-
- Shared
- iOS
- macOS
Vì 2 nền tảng iOS & MacOS là lớn nhất nên nó sẽ ưu tiên được tạo ra đầu tiên. Thêm Các nền tảng khác thì bạn sẽ phải tự thêm vào. Chúng ta sẽ tìm hiểu nó sau nha. Giờ đi vào chi tiết từng cấu trúc một của project mới này.
2.1. Shared
Đây là nơi bạn sẽ làm việc rất nhiều. Là nới sẽ lưu trữ các thứ chung như sau:
-
- Giao diện ứng dụng
- Models
- Service
- …
Nó giúp bạn tiết kiệm code và tránh việc tạo các thư viện thêm như Swift Package. Bạn sẽ kết hợp thế mạnh của nhiều thứ:
- SwiftUI giúp 1 lần code cho nhiều nền tảng
- Sử dụng chung một logic và các models
Tiếp tục vào chi tiết từng file ban đầu có trong phần Shared này. Bạn sẽ thấy nó chính là SwiftUI App Life Cycle.
- File App là nơi bắt đầu chạy của ứng dụng. Với các
Scene
được tạo ra. Nó sẽ quản lý các Window & State của ứng dụng … - ContentView là nơi hiển thị view đầu tiên của bạn. Nếu bạn không thích nó thì hãy xoá đi cũng không sao.
- Assets là nơi chứa tài nguyên, ảnh, font, color …v..v..
2.2. iOS & MacOS
Hai thư mục này tuy khác nhưng về ý nghĩa thì giống nhau. Bạn sẽ có:
- iOS : chứa các files cho riêng iOS
- MacOS : chứa các files cho riêng MacOS
Đôi lúc bạn cũng phải cần thiết kế chúng khác nhau một ít giữa các nền tảng.
2.3. File Target
Nếu bạn để ý kĩ thì chỉ có 1 file ContentView.swift
cho cả 2 nền tảng iOS và MacOS. Và bạn muốn tạo một file mới và đảm bảo file đó hoạt động tốt cho 2 nền tảng thì bạn cần chú ý tới Target
của file.
(Nếu như bạn thêm một nền tảng nữa thì cũng phải chú ý tới Target đó.)
3. Build Project
3.1. Preview
Lợi thế của SwiftUI đó chính là Preview, bạn không cần phải run project chi cho mệt mà vẫn có thể test app một cách xịn sò. Hiện tại, chúng ta chưa cần code gì hết. Chúng ta sẽ thử xem nó sẽ hiển thị ra sao trên iOS và MacOS trước.
Đầu tiên, bạn chọn lại scheme build của project là iOS.
Sau đó, bạn bấm Resume ở phần Canvas của Xcode. Điều kì diệu sẽ hiện ra.
Bạn làm tương tự cho MacOS nhoé. Và nó sẽ trông như thế này.
Nhìn khá là xấu xí quá đi mà.
3.2. Run
Sau khi, bạn đã Preview thành công và không có lỗi nào xuất hiện. Thì hãy build project lên iOS và MacOS nha. Công việc vẫn tương tự như Preview, chọn Schema và build thôi.
- iOS Simulator
- MacOS
Cái nhìn đầu tiên là khá khó chịu phải không nào. Nhất là khi chạy trên MacOS lại xuất hiện một window nhỏ xí, vừa đủ chứa cái chữ mà thôi. Giờ ta sẽ config chúng nó cho đẹp hơn mới được.
3.3. Config View
Bắt đầu, bạn mở file ContentView và tiến thành thay đổi một ít code như sau.
struct ContentView: View { var body: some View { #if os(macOS) Text("Hello MacOS!") .font(.largeTitle) .frame(width: 500.0, height: 300.0) .padding() #else Text("Hello iOS!") .font(.title) .padding() #endif } }
Trong đó:
if os(...)
dùng để kiểm tra xem nền tảng chúng ta sử dụng là gì. SwiftUI đã giúp bạn làm việc này khá là đơn giản rồi đó.- Tại mỗi điều kiện khác nhau, ta thực hiện việc config khác nhau cho View
Bạn nãy build lại ứng dụng trên iOS và MacOS để kiểm tra chúng hoạt động như thế nào.
- iOS Simulator
- MacOS
Lúc này, ứng dụng trên macOS đã đẹp rồi. Bạn có thể tuỳ biến frame
của ứng dụng cho phù hợp.
4. Add more platform
4.1. New
Như đã nói ở trên, chúng ta sẽ thử tiếp xem SwiftUI với template
mới này & nhiều nền tảng khác sẽ như thế nào. Ta đã có iOS & MacOS (cho mặc định khi tạo project). Do đó, ta sẽ tạo thêm một platform nữa, đó là watchOS.
Bắt đầu, tại file project và phần Target, bạn nhấn nút (+) để tạo mới một target.
Bạn chọn tạo thêm một Watch App nha. Sau đó, bạn sẽ điền các thông tin vào cho Target mới này.
Bạn chú ý chọn đúng các thông tin để chúng đồng bộ giữa các targets trong cùng một project
-
- SwiftUI
- SwiftUI App Life Cycle
- Project
Các file mới sẽ được thêm vào project và chúng trông như thế này.
Khá là nhiều files, tuy nhiên bạn không cần quan tâm nhiều về nó. Sang phần chính của chúng ta thôi.
4.2. Config View
Kết hợp kiến thức mới học ở phần trên. Chúng ta sẽ tiết kiệm việc coding lại bằng cách dùng chung file từ phần Shared. Do đó, việc đầu tiên của bạn cần làm là mạnh tay xoá đi file ContentView.swift
ở phần WatchOS App.
Tiếp theo, bạn truy cập lại file ContentView.swift
ở phần Shared, mở phần File inspector và tích thêm vào target mới tạo.
Tiếp theo nữa, bạn sẽ thay đổi code một chút tại file ContentView để có thể thấy được sự khác nhau giữa các nền tảng. Code ví dụ như sau.
struct ContentView: View { var body: some View { #if os(macOS) Text("Hello MacOS!") .font(.largeTitle) .frame(width: 500.0, height: 300.0) .padding() #elseif os(iOS) Text("Hello iOS!") .font(.title) .padding() #else Text("Hello WatchOS!") .font(.title) .padding() #endif } }
Chỉ là thêm
if else
thôi nha!
Bạn cần phải hiển thị được Preview cho WatchOS là okay và công việc này cũng khá đơn giản. Chọn lại target thôi.
Cuối cùng, bạn hãy bấm lại Resume tại phần Canvas và xem kết quả nhoé!
Đã xuất hiện dòng chữ Hello WatchOS!
xịn sò rồi. Nếu bạn hiển thị được như vậy thì chúc mừng bạn đã thành công bước đầu trong việc tạo một project với Multiplatform App với SwiftUI.
Tạm kết
- Tạo project với Template Multiplatform App với SwiftUI & SwiftUI App
- Tìm hiểu cấu trúc project mới
- Config cho nhiều nền tảng
- Cách tuỳ chọn hiển thị với Target cho files
- Build app cho nhiều nền tảng
Okay! Tới đây, mình xin kết thúc bài viết về Multiplatform App với SwiftUI. Và nếu có gì thắc mắc hay góp ý cho mình thì bạn có thể để lại bình luận hoặc gởi email theo trang Contact.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Related Posts:
Written by chuotfx
Hãy ngồi xuống, uống miếng bánh và ăn miếng trà. Chúng ta cùng nhau đàm đạo về đời, về code nhóe!
Leave a Reply Cancel reply
Fan page
Tags
Recent Posts
- Phù thủy phiên dịch ý tưởng
- XML Delimiters – Mở khóa thế giới prompt phức tạp
- Instructions – Cung cấp hướng dẫn cho các Gen AI
- SMART – Hướng dẫn dành tạo Prompt cho người mới bắt đầu
- Nhìn lại năm 2024
- CO-STAR – Công thức vàng để viết Prompt hiệu quả cho LLM
- Prompt Engineering trong 10 phút
- Một số ví dụ sử dụng Prompt cơ bản khi làm việc với AI
- Prompt trong 10 phút
- Charles Proxy – Phần 1 : Giới thiệu, cài đặt và cấu hình
You may also like:
Archives
- January 2025 (5)
- December 2024 (4)
- September 2024 (1)
- July 2024 (1)
- June 2024 (1)
- May 2024 (4)
- April 2024 (2)
- March 2024 (5)
- January 2024 (4)
- February 2023 (1)
- January 2023 (2)
- November 2022 (2)
- October 2022 (1)
- September 2022 (5)
- August 2022 (6)
- July 2022 (7)
- June 2022 (8)
- May 2022 (5)
- April 2022 (1)
- March 2022 (3)
- February 2022 (5)
- January 2022 (4)
- December 2021 (6)
- November 2021 (8)
- October 2021 (8)
- September 2021 (8)
- August 2021 (8)
- July 2021 (9)
- June 2021 (8)
- May 2021 (7)
- April 2021 (11)
- March 2021 (12)
- February 2021 (3)
- January 2021 (3)
- December 2020 (3)
- November 2020 (9)
- October 2020 (7)
- September 2020 (17)
- August 2020 (1)
- July 2020 (3)
- June 2020 (1)
- May 2020 (2)
- April 2020 (3)
- March 2020 (20)
- February 2020 (5)
- January 2020 (2)
- December 2019 (12)
- November 2019 (12)
- October 2019 (19)
- September 2019 (17)
- August 2019 (10)